Sáng 21/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật Giáo dục (sửa đổi)

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/5/2019 | 10:26:27 AM

Sáng 21/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Giáo dục (sửa đổi); các đại biểu Quốc hội tiếp tục đóng góp ý kiến.

Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) nêu ý kiến: Tôi thống nhất về giải trình của Ủy ban thường vụ về triết lý giáo dục, không quy định cụ thể điều riêng về triết lý giáo dục. Về hoàn thiện hệ thống giáo dục liên thông, mở. Tôi thống nhất quy định một số điều khoản về phân luồng, hướng nghiệp. Điều quan trọng là quy định phù hợp nhằm tránh những hạn chế như hiện nay. Cần sửa cả Luật giáo dục nghề nghiệp để đảm bảo thống nhất giữa các luật sau khi Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. Về chương trình SGK, đang được dư luận quan tâm, đề nghị Ban soạn thảo giải thích thêm về nội dung này.

 
  Đại biểu Nguyễn Tạo

Bày tỏ quan điểm thống nhất về một số quy định trong dự thảo Luật GD (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), góp ý kiến: Riêng về liên thông trong giáo dục là cần thiết, tuy nhiên cần quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng. Chính sách đối với người học, đề nghị có chính sách ưu tiên đối với sinh viên sư phạm giống như các trường công an, với điều kiện là điểm cao. Sinh viên ra trường được xếp việc làm. Cần giao quyền chủ động cho các nhà trường, nhưng cũng cần có cơ chế kiểm soát để tránh "lạm quyền”. Cần tăng cường kiểm định chất lượng GD trong các nhà trường.


 Đại biểu Phạm Văn Hòa

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) nêu ý kiến về vai trò trách nhiệm của gia đình, xã hội tham gia vào giáo dục. Gia đình có trách nhiệm với việc hoàn thành phổ cập giáo dục bắt buộc của con cái. Sẽ bất công nếu đổ hết lỗi cho GD, nhà trường. Bệ đỡ nhà trường không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ của gia đình.


 Đại biểu Phạm Trọng Nhân

Theo đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (đoàn Nam Định): Nâng chuẩn giáo viên là cần thiết, trong đó có giáo viên mầm non, nhằm đảm bảo phù hợp với phát triển xã hội và bắt nhịp với xu thế của khu vực và thế giới. Vấn đề quan trọng là nâng chuẩn GV có nâng chuẩn chất lượng hay không? Bởi nâng chuẩn chất lượng là quan trọng. Cùng với đó, cần có một số chính sách đi kèm như: Vấn đề tuyển dụng và chế độ đãi ngộ… Đại biểu Thảo đề nghị, cần bổ sung quy định về cơ sở công nhận trường chuẩn quốc gia.


 Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo

Còn theo đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông): Chi ngân sách cho giáo dục tối thiểu là 20%. Đây là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nhưng thời gian qua, con số này khó đạt được mức tối thiểu. Cần thay đổi cơ chế phân bổ ngân sách cho GD. Luật này chỉ xây dựng nguyên tắc ưu tiên cho GD, còn việc phân bổ, chi ngân sách cho GD nên căn cứ vào tình hình thực tế.


Đại biểu Nguyễn Trường Giang 

Đại biểu Triệu Thanh Dung (đoàn Cao Bằng) góp ý kiến: Về chính sách đối với người học và người làm trong ngành GD. Dự thảo luật đã thể chế hóa quan điểm của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Riêng đối với chính sách cho sinh viên sư phạm, tôi đề nghị cần có chế độ chính như ngành công an, quân đội nhằm thu hút được nhân tài cho ngành Giáo dục. Mục tiêu của chính sách là thu hút người giỏi vào sư phạm. Do đó, cũng cần có quy định tuyển sinh, sinh viên ra trường phải được sắp xếp việc làm và có ưu đãi về thu nhập tương xứng. Tôi tán thành với quy định nâng chuẩn đối với giáo viên nhưng cần có lộ trình hợp lý. Tôi đề nghị lộ trình nâng chuẩn của giáo viên từ nay đến năm 2030. Ngoài ra cần có quy định thống nhất về độ tuổi nhận trẻ mầm non ở các trường công lập.

 
Đại biểu Triệu Thanh Dung 

Ý kiến của đại biểu Bùi Thị Thủy (đoàn Thanh Hóa): Về phương pháp giáo dục, đề nghị bổ sung vào Điều 7 cụm từ "lấy người học là trung tâm). Đề nghị bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm, đồng thời chuyển nội dung điều 20, điều 21, thêm hành vi phân biệt đối xử vào các hành vi bị nghiêm cấm. Về cơ sở GD phổ thông, đề nghị trong luật có thêm quy định về trường có nhiều bậc học. Liên quan đến quy định hội đồng trường, đại biểu đề nghị cần bổ sung thành phần là người dại diện cho học sinh. Cũng theo đại biểu, đề nghị thay từ "động viên” thành "tuyên truyền” nhằm thể hiện hết trách nhiệm của các tổ chức xã hội đối với giáo dục.


 Đại biểu Bùi Thị Thủy

Luật Giáo dục (sửa đổi) là dự án luật quan trọng liên quan trực tiếp đến người dân nên luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi sát sao của cử tri và nhân dân. Dự án Luật này đã được Quốc hội thảo luận tại 2 kỳ họp (kỳ họp thứ 5 và thứ 6); được Chính phủ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân một cách rộng rãi.

Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục lấy ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách và các chuyên gia tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tổ chức vào tháng 4/2019.

Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm 10 chương, 119 điều, trong đó một số nội dung cơ bản đã được tiếp thu chỉnh lý, như: về triết lý giáo dục; quy định hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông; về các loại cơ sở giáo dục; chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và thi tốt nghiệp trung học phổ thông; các quy định liên quan đến nhà giáo, người học; vấn đề đầu tư, tài chính trong giáo dục; quản trị của cơ sở giáo dục; quản lý nhà nước về giáo dục.

Dự kiến ngày 14/6, Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa gửi thư đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các đồng chí bí thư tỉnh ủy/thành ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cương vị, trọng trách của mình, động viên, khích lệ, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và ý chí phấn đấu vươn lên của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong từng Bộ, ngành, địa phương.

Đại diện hai nước Việt Nam-Nga đón Thủ tướng và đoàn công tác tại Pulkovo 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân đã đến sân bay Pulkovo 1, Saint Petersburg, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga.

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh trao đổi với cán bộ MTTQ Tổ dân phố số 2, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ về việc thành lập, ra mắt các mô hình tự quản.

Thực hiện Chương trình hành động 144 của Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh được giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2019 hỗ trợ làm mới 100 nhà Đại đoàn kết, giúp đỡ 50 hộ thoát nghèo, phấn đấu 100% các tổ dân phố, thôn, bản thành lập ít nhất 2 tổ tự quản và ra mắt được 20 tổ hợp tác.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bàyTờ trình

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, chiều ngày 20/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung làm việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục