Kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống thi đua yêu nước (11/6/1948 - 11/6/2019)

Động lực phát triển trên quê hương Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/6/2019 | 8:10:37 AM

YênBái - Thấm nhuần lời dạy của Bác "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua", trong suốt 71 năm qua cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái đã phát huy truyền thống thi đua yêu nước, không ngừng vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác khen thưởng.

Phong trào thi đua yêu nước ở vùng nông thôn đã huy động tốt mọi nguồn lực từ nhân dân tham gia vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: T.L)
Phong trào thi đua yêu nước ở vùng nông thôn đã huy động tốt mọi nguồn lực từ nhân dân tham gia vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: T.L)

71 năm đã qua kể từ ngày Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (1948). Tư tưởng và di huấn của Người "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua... cùng nhau đẩy mạnh thi đua yêu nước thì khó khăn gì cũng khắc phục được, nhiệm vụ gì cũng hoàn thành” – đã trở thành động lực, góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, thi đua ái quốc lại được xây dựng để phù hợp. Nếu như mùa xuân năm 1948, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt, tình hình đất nước đang rất khó khăn, nhằm kêu gọi, động viên toàn thể dân tộc phát huy mọi khả năng, cống hiến to lớn cho cách mạng thì giai đoạn hiện nay, thi đua ái quốc trở thành động lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ mục đích của thi đua ái quốc là "Diệt giặc đói/Diệt giặc dốt/Diệt giặc ngoại xâm” để "Toàn dân đủ ăn, đủ mặc/Toàn dân biết đọc, biết viết/Toàn bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để diệt ngoại xâm/Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn”. 

Như vậy, mục đích thi đua ái quốc là để thực hiện tốt nhiệm vụ chủ yếu của mỗi thời kỳ cách mạng trong tình hình và điều kiện lịch sử cụ thể. Theo Người, thi đua yêu nước phải tiến hành một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực để hoàn thành mục tiêu chung. 

Người khẳng định: "Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau: Làm cho mau, làm cho tốt, làm cho nhiều”. Người kêu gọi "Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sỹ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa”.

Ngày nay, công cuộc đổi mới đất nước cũng tiến hành trên tất cả các mặt, mục tiêu trước mắt là hoàn thành sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, việc thi đua yêu nước cũng phải tiến hành một cách toàn diện để tạo nên sức mạnh to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được mục đích thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ "Cách làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”. 

Thi đua yêu nước là nhiệm vụ cách mạng của mỗi người dân nên phong trào thi đua yêu nước phải mang tính chất toàn dân. Tính nhân dân của phong trào thi đua yêu nước được thể hiện ở việc tổ chức cho nhân dân được quyền và có nghĩa vụ đóng góp vào công việc chung của đất nước, tùy theo sức lực của mình.

Thấm nhuần lời dạy của Người, trong suốt 71 năm qua cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái đã phát huy truyền thống thi đua yêu nước, không ngừng vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác khen thưởng như trong lĩnh vực phát triển kinh tế đã tập trung đẩy mạnh phong trào: "Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”, "Thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi”, "Sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, "Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, quản lý kinh doanh giỏi”...; lĩnh vực văn hóa - xã hội tập trung phong trào: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, "Dạy tốt, học tốt”, "Thực hiện 12 điều y đức”... 

Lĩnh vực quốc phòng - an ninh có phong trào: "Thi đua Quyết thắng”, "Vì an ninh Tổ quốc”, "Thi đua giành 3 đỉnh cao quyết thắng”, "Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”...; lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có phong trào: "Dân vận khéo”; "Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh”, "Xây dựng các tổ chức đoàn thể vững mạnh"... 

Các phong trào đã nhận được sự hưởng ứng của toàn hệ thống chính trị và nhân dân, làm cho các phong trào thi đua yêu nước có sức lan tỏa sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Song song phát động các phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng của tỉnh tiếp tục có nhiều đổi mới. Hình thức khen thưởng đa dạng hơn, khen thưởng đã bao quát được tất cả các lĩnh vực trong xã hội, tập trung nhiều vào xét tặng các danh hiệu thi đua của cấp cơ sở như: lao động tiên tiến, chiến sỹ tiên tiến, chiến sỹ thi đua cơ sở, tập thể lao động tiên tiến, lao động xuất sắc... đã có tác dụng kịp thời động viên được các tập thể, cá nhân tham gia, làm nền tảng và là căn cứ để xét khen thưởng những hình thức cao hơn của Chính phủ, Nhà nước. Qua đó, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Yên Bái. 



Các cơ quan, đơn vị ký kết giao ước thi đua năm 2019. (Ảnh: Thu Hiền) 

Những năm qua, kinh tế duy trì đà tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực; sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển khá. 

Các giải pháp tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương phát huy hiệu quả. Năm 2018, lần đầu tiên thu ngân sách của tỉnh vượt 2.909 tỷ đồng, bằng 131% dự toán năm. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều điểm nhấn, nhất là việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 18, 19 của Trung ương Đảng. 

Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được quan tâm chăm lo; tỷ lệ giảm nghèo vượt cao so với kế hoạch. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên.

2019 là năm đặc biệt quan trọng, năm tăng tốc, bứt phá để sớm hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh, với phương châm hành động của năm là "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, kỷ cương, hiệu quả", UBND tỉnh đã phát động Phong trào thi đua yêu nước năm 2019 với chủ đề: "Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược; tích cực thu hút đầu tư; thúc đẩy khởi nghiệp; thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững; cơ bản về đích các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh”. 

Thực hiện phong trào thi đua đó, cấp ủy, chính quyền các cấp, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tổ chức quán triệt tuyên truyền sâu rộng, bám sát các chủ đề, nội dung phong trào thi đua của năm, các phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2016 – 2020”, "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. 

Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 31 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 theo nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra, tốc độ tăng trưởng đạt trên 7%; tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt trên 38 triệu đồng; thu ngân sách đạt 3.250 tỷ đồng... 

Với tinh thần đó, các cấp, các ngành, các địa phương, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đang ra sức thi đua, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Công tác thi đua khen thưởng kịp thời phát hiện và nhân rộng những điển hình tiên tiến, tạo động lực cho các phong trào thi đua nói riêng, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển của tỉnh nói chung.

Minh Tư

Tags Yên Bái thi đua yêu nước khen thưởng

Các tin khác
Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Triệu Thị Huyền phát biểu thảo luận tại hội trường. (Ảnh: Phương Hoa - TTXVN)

Kể từ ngày 10/6/2019-1/2/2022, cho phép Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong đó có từ nguồn Thẩm phán cao cấp.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy kết luận Hội nghị

Sáng 10/6, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025 (Đề án).

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho 2 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước giai đoạn 2014 – 2019.

Ngày 10/6, huyện Mù Cang Chải long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III, năm 2019. Đây là địa phương được Ban Chỉ đạo Đại hội các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái chọn tổ chức đại hội điểm để rút kinh nghiệm cho các huyện, thị trong tỉnh.

Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ...

Tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt là ở những người giữ cương vị lãnh đạo quản lý quan trọng sẽ gây tác hại lớn, trực tiếp làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng ta. Tha hóa cũng là biểu hiện ở mức cao của những hành vi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đòi hỏi phải luôn chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và kiên quyết tẩy trừ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục