Công cụ hữu hiệu để loại bỏ "sân sau", chống tham nhũng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/8/2019 | 7:56:03 AM

Khái niệm doanh nghiệp "sân sau" không còn xa lạ với dư luận. Đây là hình thức để các quan chức trong bộ máy Nhà nước trục lợi, thông qua việc nắm giữ cổ phần sở hữu được che giấu hoặc có quan hệ chi phối, tác động hỗ trợ để được chia lợi nhuận một cách thường xuyên từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm "moi" tiền ngân sách... Đa số người đứng đầu những doanh ng

Việc bổ nhiệm người thân giữ chức vụ quan trọng dưới sự quản lý của mình, hay thành lập doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý trực tiếp đã và đang tạo ra sự bất bình đẳng, thiếu công bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, bởi "doanh nghiệp sân sau” đương nhiên được hưởng sự ưu ái về cả thương quyền, chính sách từ phía Nhà nước hơn các doanh nghiệp thông thường. 

Hình thức trục lợi trên không khác gì hành vi tham nhũng nhưng lại "lách" được luật, nên từ trước tới nay vẫn chưa có bản án hình sự nào dành cho các vị lãnh đạo có doanh nghiệp "sân sau”. 

Điều 37, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 chỉ quy định: "Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp," chứ chưa quy định hình thức xử lý. Để xử lý nghiêm khắc những vị lãnh đạo đang sử dụng "sân sau” làm bình phong đục khoét ngân khố quốc gia, Nghị định 59/2019/NĐ-CP đã quy định rõ tại Điều 83: "Cách chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó mà đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước". 

Như vậy, cuộc chiến chống tham nhũng tiếp tục được trang bị thêm công cụ để nhận diện từng hành vi tham nhũng và qua đó có các biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời. Điều đó cũng khẳng định rằng, cuộc chiến chống tham nhũng không có "vùng cấm," không có "ngoại lệ". 

Việc ban hành Nghị định 59/2019/NĐ-CP không chỉ thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng, mà còn tạo thêm cơ sở pháp lý, trở thành công cụ hữu hiệu để loại bỏ các doanh nghiệp "sân sau", đem lại sự công bằng trong hoạt động kinh doanh, tạo niềm tin trong nhân dân.

K.T 

Các tin khác
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp.

Thủ tướng nhấn mạnh điều này khi đề cập nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ, trong đó có tuyến đường Trung Lương - Mỹ Thuận.

Sáng nay - 1/8, Đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Lê Thị Nga - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Đề án tổng kết Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Yên Bái.

Trụ sở UBND xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái mới được đầu tư xây dựng khang trang.

Trước mắt, Yên Bái sẽ sáp nhập 14 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái.

Một tàu hải cảnh của Trung Quốc.

Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh ngày 31/7 lên án tàu khảo sát cùng hải cảnh và dân binh Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục