Xứng danh “Thành đồng Tổ quốc”

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/9/2019 | 8:02:26 AM

Cách đây 74 năm, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Như vậy là chỉ 21 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhân dân Nam Bộ lại phải tiếp tục cầm súng đứng lên chiến đấu.

Ngay trong sáng 23/9/1945, Xứ ủy Nam Bộ và UBND Nam Bộ đã triệu tập cuộc họp thông qua "Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ” và ra tuyên bố: "Cuộc kháng chiến bắt đầu!”. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, đông đảo quần chúng nhân dân Sài Gòn hăng hái tham gia bảo vệ độc lập với tinh thần và khí thế sục sôi. 

Ngay trong những ngày đầu, nhân dân Sài Gòn đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, anh dũng đánh trả quyết liệt, kìm giữ chân địch để các địa phương có thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến trường kỳ. 

Ngày 26/9/1945, qua Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Nam Bộ, khẳng định quyết tâm kháng chiến của Trung ương Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước ta: "Tôi chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam Bộ… 

Tôi chắc và đồng bào Nam Bộ cũng chắc rằng Chính phủ và toàn quốc đồng bào sẽ hết sức giúp những chiến sỹ và nhân dân hiện đang hy sinh tranh đấu để giữ vững nền độc lập của nước nhà”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân Nam Bộ sục sôi căm thù, đã nhất tề đứng lên, xông pha mặt trận quyết chiến với quân xâm lược. 

Nhân dân Sài Gòn đã thực hiện chiến thuật "trong đánh, ngoài vây”, hình thành 4 mặt trận tiền tuyến ở ngoại thành. Các ụ chiến đấu mọc lên ở khắp phố phường, các đội tự vệ cùng nhân dân canh gác các ngả đường. Các cuộc chống trả quyết liệt ở cột cờ Thủ Ngữ, khu vực Tân Định, cầu Thị Nghè, cầu Muối, cầu Chữ Y… 

Nhân dân Sài Gòn triệt để thực hiện tổng đình công, nhà máy đèn, nhà máy nước bị phá hủy, chợ búa đóng cửa, xe điện ngưng chạy…Vòng vây quân sự cùng với vòng vây kinh tế làm cho kẻ địch bất ngờ. 

 Theo lời kêu gọi của Bác "Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”, từ gậy tầm vông, giáo mác, từ những vũ khí thô sơ, ít ỏi, quân và dân Nam Bộ đã kiên cường chống lại sức mạnh quân sự hùng hậu của kẻ thù. Ngay trong những ngày đầu tái xâm lược nước ta, quân Pháp đã liên tục bị tấn công và bao vây chặt trong thành phố. Những tin chiến thắng của quân và dân Sài Gòn làm nức lòng đồng bào cả nước. 

Thanh niên các tỉnh phía Bắc và Trung bộ náo nức tham gia phong trào "Nam tiến” với khí thế hăng say chưa từng có.  Tháng 2/1946, trong đợt tôn vinh chiến công vang dội, Bác Hồ đã tặng quân và dân Nam Bộ 4 chữ "Thành đồng Tổ quốc”. Ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9/1945 không thể phai mờ trong truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam. 

 B.T

Các tin khác

Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019/ Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 7/ Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo tại huyện Mù Cang Chải/ Hội nghị cán bộ chủ chốt rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ... là những sự kiện nổi bật tuần qua.

Một phiên họp toàn thể của Quốc hội khoá XIV.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định triệu tập kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, khai mạc vào ngày 21/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 21/11/2019...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó thủ tướng Hàn Chính.

Hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính vào ngày 21-9, Phó thủ tướng Chính phủ Việt Nam Vũ Đức Đam đã nêu rõ lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông.

Sáng 21/9, đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã đến thăm và trao quà hỗ trợ các gia đình chính sách, hộ nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục