Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái Giàng A Chu: Cần quy định mức tối thiểu trong đầu tư dự án PPP

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/11/2019 | 2:42:28 PM

YênBái - Thảo luận trong phiên họp Tổ 19 gồm các đoàn Kon Tum, Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Yên Bái về Dự án Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Đại biểu Giàng A Chu nhất trí sự ban hành, cho rằng cần phải nâng luật để quản lý, đầu tư dài hơi hơn.

Đại biểu Quốc hội khóa XIV, tỉnh Yên Bái Giàng A Chu.
Đại biểu Quốc hội khóa XIV, tỉnh Yên Bái Giàng A Chu.

Về tên gọi của luật, đại biểu cho rằng phù hợp với thực tế. Về quy mô dự án, ban soạn thảo nêu 2 phương án, phương án thứ nhất là quy định mức tối thiểu trong đầu tư dự án PPP; phương án thứ hai không quy định định mức tối thiểu. Đại biểu phân tích "Nếu như mà đầu tư của các nhà đầu tư, nhà tài trợ hay nhà đầu tư nước ngoài với một lượng kinh phí lớn mà chúng ta không quy định một mức đầu tư nào cả thì có lẽ không phù hợp”. 

Đại biểu cho rằng phải giao cho Chính phủ có hướng dẫn và quy định chi tiết, nếu Quốc hội chỉ đưa vào luật mức tối thiểu thôi thì nó sẽ có rất nhiều mức; kể cả mức tối đa, mức tối đa cái trần rất mở. Không thể là mình quy định trong luật mức tối thiểu, rồi dừng ở đó thì sẽ không phù hợp với thực tế. 

Về nguồn đầu tư, ban soạn thảo cũng đưa ra 2 phương án; một phương án là để quỹ, một phương án không để quỹ và sẽ thành lập một một dòng ngân sách riêng nằm trong điều chỉnh của Luật Đầu tư trung hạn. Đại biểu cho biết đồng tình với Ban soạn thảo trình phương án không để quỹ. 

Cho rằng, hiện nay một mặt là cũng có nhiều quỹ rồi, không kiểm soát được. Nếu như luật này được thông qua, đầu tư PPP này dự kiến là lớn, và lớn thì để quỹ không phù hợp nên đề nghị là không nên để quỹ; nhất trí là để sẽ thành lập một dòng ngân sách và theo dõi theo một kế hoạch đầu tư trung hạn. 

"Tuy nhiên, chúng ta có Luật Đầu tư trung hạn, Luật Đầu tư công rồi nên chính phủ phải quy định làm sao nó ở dạng mở và thông thoáng hơn nếu không bây giờ thủ tục đầy đủ hết, nguồn vốn rõ rồi, nhà đầu tư – các bên thỏa thuận xong rồi nhưng vương Luật Đầu tư trung hạn mà không triển khai được, tôi nghĩ là phải nghiên cứu và xem xét” - đại biểu Giàng A Chu tham gia ý kiến.

Dự thảo Luật PPP được bố cục thành 11 chương với 102 điều, trên cơ sở kế thừa Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về PPP; đồng thời bổ sung một số chính sách mới. Về tên gọi của Luật: để thống nhất thuật ngữ, đồng thời phản ánh được bản chất cơ chế đầu tư PPP, Chính phủ đề nghị sửa tên Luật thành "Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư”.

Về lĩnh vực đầu tư: để bảo đảm linh hoạt trong thực tiễn điều hành, Chính phủ đề nghị có quy định mở đối với trường hợp phát sinh về lĩnh vực cần thiết trong thực tiễn, Bộ, ngành, địa phương được đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung mới nhưng bảo đảm phù hợp với quy định về lĩnh vực đầu tư công và khả năng bố trí vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Về quy mô đầu tư dự án PPP: quy định quy mô dự án tối thiểu nhằm thu hút các nhà đầu tư có năng lực tài chính thực sự, định hướng đầu tư các dự án PPP có quy mô vốn đủ lớn đối với các lĩnh vực hạ tầng trọng tâm được quy định tại Luật, hạn chế các dự án quy mô nhỏ, dẫn đến đầu tư dàn trải, phân tán nguồn lực.

Về trình tự thực hiện dự án PPP: Quy trình chung thực hiện dự án PPP theo quy định hiện hành đã tiệm cận với thông lệ quốc tế, cụ thể bao gồm các khâu: (i) Chuẩn bị đầu tư; (ii) Lựa chọn nhà đầu tư; (iii) Thành lập doanh nghiệp dự án và ký kết hợp đồng; (iv) Triển khai thực hiện dự án.

Dự thảo Luật đã xác định một số lĩnh vực đầu tư cần thiết, cũng như có quy định mở đối với các lĩnh vực phát sinh trong tương lai cần đầu tư theo phương thức PPP trên nguyên tắc các lĩnh vực khác phải phù hợp với quy định về lĩnh vực đầu tư công và khả năng bố trí vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Về quy mô đầu tư của dự án PPP, đa số ý kiến cho rằng, việc quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP để áp dụng phương thức đầu tư PPP là cần thiết nhằm tránh tình trạng đầu tư tràn lan, không kiểm soát được rủi ro do các dự án PPP còn liên quan đến các nghĩa vụ từ phía khu vực công. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu, quy định cụ thể quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với các lĩnh vực cũng như làm rõ hơn căn cứ, cơ sở của việc quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP tại dự thảo Luật. Liên quan đến thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP.


Minh Quang (ghi)

Các tin khác
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Sáng nay (11/11), Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển KTXH năm 2020

Sáng 11/11, các đại biểu ấn nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2020, với tỷ lệ 88,20% tổng số đại biểu tán thành.

HÌnh ảnh cảnh báo trên một trang web của đơn vị thành viên EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thị trường khu vực miền Nam vừa xuất hiện loại thiết bị biến đổi điện mặt trời (inverter) xuất xứ từ nước ngoài có ứng dụng phần mềm để theo dõi vận hành hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, có chứa hình ảnh bản đồ có “đường lưỡi bò”. Sự việc này là một thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc của nước ngoài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.

Theo chương trình làm việc ngày 11/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 vào sáng cùng ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục