Công hàm tại Liên hợp quốc của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/4/2020 | 9:26:07 AM

Công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc là hoàn toàn trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng

Ngày 23/04/2020, tại Họp báo Thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước công hàm ngày 17/04 của Trung Quốc gửi Liên hợp quốc nêu các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng khẳng định:

Như đã nêu tại Họp báo ngày 09/4/2020, việc Việt Nam gửi Công hàm tại Liên hợp quốc là việc làm bình thường để thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam. 

Trước việc Trung Quốc lưu hành một số Công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa không phù hợp luật pháp quốc tế cùng các yêu sách biển ở Biển Đông trái với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), ngày 30/3/2020, Việt Nam đã lưu hành Công hàm tại Liên hợp quốc để bác bỏ các yêu sách này, như đã được nêu trong nhiều văn bản gửi Liên hợp quốc và các cơ quan quốc tế liên quan. Việt Nam cũng đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc.

Ngày 10/4/2020, Việt Nam lưu hành Công hàm để khẳng định lập trường trong vấn đề Biển Đông với các nước liên quan khác.

Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế. Là quốc gia ven biển, Việt Nam được hưởng đầy đủ các vùng biển tại Biển Đông được xác lập trên cơ sở UNCLOS; mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị.

Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bao gồm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như các biện pháp hòa bình khác, kể cả các biện pháp quy định tại UNCLOS.

Liên quan đến việc Trung Quốc ban hành cái gọi là danh xưng tiêu chuẩn cho 80 thực thể ở Biển Đông, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nêu rõ:

Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 UNCLOS.

Mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển của mình đều vô giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối.

(Theo VTV)

Các tin khác
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.

Ngày 23/4/2020, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc về tình hình, ảnh hưởng của dịch COVID-19, các nhiệm vụ , giải pháp phòng, chống dịch, ổn định kinh tế - xã hội và một số vấn đề quan trọng khác. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Sở Tư pháp trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Yên Bái cho đồng chí Đỗ Viết Khoa.

Vừa qua, Sở Tư pháp tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Yên Bái.

(Ảnh minh họa)

Việc đề cập bước đầu tới nhận diện thông tin sai lệch, xuyên tạc sẽ góp phần tạo cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp phòng chống, đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong tình hình hiện nay, nhất là trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Dương Văn Thống trao tiền ủng hộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh để xây dựng 10 căn nhà cho hộ người có công, hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở.

Tại Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề), HĐND tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết thông qua Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công (NCC) với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020. Theo đó, năm 2020, tỉnh sẽ hỗ trợ làm 795 nhà ở cho hộ NCC, hộ nghèo ĐBKK có khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí trên 28,4 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục