Theo đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), với tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt sau sự tác động của COVID-19, đã đến lúc Việt Nam cần có Luật An ninh kinh tế.
|
|
Sáng 22/5, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và điều chỉnh cho năm 2020. Trong phần phát biểu của mình, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đề nghị, sang năm Quốc hội, Chính phủ cần bắt đầu nghiên cứu để ban hành luật An ninh về kinh tế.
Ông Vân đã dẫn giải rất nhiều các nguy cơ cho sự cần thiết về một đạo luật an ninh về kinh tế.
Đầu tiên, ông Vân dẫn giải nguy cơ về chủ quyền quốc gia bị xâm phạm do các hoạt động về kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại.
"Chúng ta có thể thấy đường lưỡi bò của các doanh nghiệp có người Trung Quốc nắm giữ từ du lịch cho đến hoạt động kinh doanh khác. Đường lưỡi bò thể hiện qua nhiều công cụ, tác động đến chủ quyền quốc gia.
Đây là những vấn đề đe dọa đến chủ quyền quốc gia thông qua các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hợp tác kinh tế quốc tế", đại biểu đoàn Cà Mau cho biết.
Tiếp theo, đại biểu Lê Thanh Vân đã dẫn giải ra các nguy cơ khác như: Nguy cơ bất ổn về kinh tế vĩ mô thông qua các chỉ số về tăng trưởng, đầu tư công, an toàn chính sách tài khóa; Nguy cơ về tham nhũng thông qua các dự án hợp tác quốc tế; Nguy cơ tham nhũng từ chính sách đầu tư, thông qua các quy hoạch sử dụng đất đai; Nguy cơ khiếu kiện từ chính sách đầu tư, thông qua quy hoạch sử dụng đất…
Cuối cùng ông Vân nhấn mạnh sự cần thiết của Luật An ninh về kinh tế khi mà thế giới thay đổi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.
"Thế giới đang được vẽ lại bản đồ về chính trị và kinh tế. Lỗ hổng về toàn cầu hóa thông qua đại dịch đang buộc các quốc gia phải thắt chặt lại an ninh kinh tế theo cách riêng của mình. Đó là bảo đảm nội lực để ngăn chặn tác động xấu từ ngoại lực. Dưới tác động của COVID-19 nó có thể phá vỡ độ liên kết giữa các quốc gia", ông Vân cho biết.
"Có thể đạo luật này theo hướng tập hợp các quy định rải rác tại những văn bản khác, tố tụng kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, hợp tác quốc tế; chế định vấn đề nguyên tắc nhất để xử lý các vi phạm liên quan đến an ninh kinh tế. Đây là vấn đề rất quan trọng, vì vậy Quốc hội nên giao cho 1 cơ quan thuộc Quốc hội hoặc Chính phủ nghiên cứu để trình dự thảo luật này", đại biểu đoàn Cà Mau đề xuất.
(Theo VTV)
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 22/5, Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chiều 21/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thị xã Nghĩa Lộ tổ chức Hội nghị lần thứ 3, khóa V, nhiệm kỳ 2019-2024, sơ kết công tác mặt trận 5 tháng đầu năm, kiện toàn các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các vị Ủy viên Ủy ban MTTQ thị xã.
Từ vụ việc của ông Nguyễn Văn Hiến và nhiều vụ việc khác cho thấy, trách nhiệm của người đứng đầu là hết sức quan trọng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu những người làm công tác nhân sự Đại hội Đảng cần tinh tường, tỉnh táo, thận trọng lựa chọn cán bộ liêm chính, đủ tâm-tầm-tài, biết lo cho dân.