Hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2020)

Tự hào tuổi 90

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/7/2020 | 7:44:59 AM

YênBái - Mùa thu này, ngành Tuyên giáo mà tiền thân là Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam tròn 90 tuổi. Niềm vui ấy hòa quyện với niềm tự hào về những thắng lợi vẻ vang mà đất nước ta giành được trong suốt chặng đường 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có sự đóng góp vô cùng to lớn của ngành Tuyên giáo.

Ban Cổ động và Tuyên truyền - Ban Tuyên giáo ngày nay cũng như các ban khác của Trung ương đều được xác định là cơ quan tham mưu, đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nhiệm vụ mình phụ trách. 

Với tư cách là cơ quan tham mưu, Ban Tuyên giáo đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện 3 nhiệm vụ được giao. 

Một là, nghiên cứu, đề xuất với Trung ương những vấn đề thuộc đường lối, chủ trương, chính sách lớn, về việc ra các nghị quyết và chỉ thị mà Ban phụ trách. 

Hai là, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quyết định và chỉ thị của Trung ương. Ba là, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao. Trong 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đề ra để thực hiện trong nhiệm kỳ Đại hội XIII sắp tới, Dự thảo Báo cáo Chính trị đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. 

Đáng chú ý là trong ba nhiệm vụ trọng tâm được đề ra, nhiệm vụ trọng tâm thứ nhất là: đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Di chúc của Người. 

Niềm tự hào của ngành Tuyên giáo còn được thể hiện qua thành tựu xây dựng được một đội ngũ cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức, luôn trung thành với công tác tuyên giáo, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân và từng bước trưởng thành qua các thời kỳ. Trong hoạt động của mình, biết bao chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng và văn hóa của Đảng đã tỏ rõ tinh thần quả cảm, khí phách hiên ngang, sẵn sàng chấp nhận mọi gian nan, thử thách, kể cả hy sinh tính mạng vì sự nghiệp chung. 

Tự hào về truyền thống tốt đẹp là chính đáng nhưng truyền thống không phải là kho của cải vô tận dành cho những ai chỉ biết sống nhờ, bởi nếu như vậy thì sớm muộn gì, cái kho của cải ấy cũng sẽ bị bào mòn và cạn kiệt. 

Ý thức rõ điều này, chúng ta càng thấy trách nhiệm lớn lao của mình trong việc bồi đắp và làm giàu thêm kho báu truyền thống, không phải bằng những lời khoa trương mà bằng những hành động thực tiễn cống hiến cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; qua đó, tích lũy ngày càng nhiều hơn tri thức và kinh nghiệm, tạo nên nhiều giá trị tinh thần mới. 

Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi mọi lĩnh vực hoạt động đều phải tự mình đổi mới. Vấn đề đổi mới công tác tuyên giáo đã được đặt ra từ lâu, nói đi nói lại nhiều lần, nhưng nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi. Bởi so với những gì đã làm được thời gian qua thì những gì cần phải làm sắp tới còn lớn hơn nhiều. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo, trước hết là đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, lý luận đương nhiên phải được tiến hành theo quy hoạch, kế hoạch. 

Bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát thực tế, "miệng nói tay làm” là những phẩm chất cần có. Cao hơn nữa, cán bộ tư tưởng, lý luận phải là những người có hiểu biết và nhãn quan chính trị rộng, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, nhạy bén nắm bắt cái mới và sáng tạo ra cái mới. 

Đội ngũ cán bộ tư tưởng, lý luận của ta ngày nay, bên cạnh những người đã trải qua nhiều năm công tác, giàu tâm huyết và kinh nghiệm (nghỉ hưu hay tại chức) còn được bổ sung thêm nhiều cán bộ trẻ, có trình độ học vấn khá, có tinh thần cầu tiến và hăng say nghề nghiệp. 

Nhưng làm thế nào để lớp cán bộ trẻ này nhanh chóng trưởng thành, có thể kế tục lớp người đi trước, từng bước hình thành nên những nhà tư tưởng, lý luận có tầm cỡ, có uy tín? Làm thế nào để những vị "trưởng lão” không vì tuổi tác cao mà hao mòn trí tuệ? Làm sao để không làm nảy sinh bất kỳ khoảng trống hẫng hụt nào? Đó là điều chúng ta thường trăn trở. 

"Tre già, măng mọc” là quy luật của tự nhiên và xã hội. Lớp trước không nên nhìn lớp sau bằng cái nhìn thiếu tin tưởng, cái nhìn bề trên, chỉ nói những lời răn dạy mà không thấy hết trách nhiệm phải dìu dắt và làm giá đỡ cho lớp sau tiến lên. Lớp sau cần thấy rõ, tài năng không bẩm sinh, không từ trên trời rơi xuống, tài năng muốn có được phải trải qua gian khổ học tập rèn luyện. Học tập tấm gương lớp người đi trước, qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng và qua thực tế công tác. 

Chớ bao giờ tự ti, nghĩ rằng mình sẽ không thể nào với tới nổi những gì lớp đàn anh đã đạt được. Cũng chớ tự cao tự phụ, hễ làm được một việc gì đã cho mình giỏi, không cần học thêm ai. Dù lớp trước hay lớp sau thì suốt đời vẫn phải học tập, học tập nữa, học tập mãi - đó là phương châm cho sự sống còn và phát triển.

K.T

Các tin khác

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 32/ Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng quà thương binh, gia đình liệt sĩ/ Ban hành Kế hoạch lãnh đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội/ Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy làm việc với Hiệp hội Mắc ca/UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19/ Chung khảo cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp 2020/ Phẫu thuật thành công ca sinh 3 ở Mù Cang Chải... là những sự kiện nổi bật tỉnh Yên Bái tuần qua.

Đồng chí Tạ Văn Long – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng Viện KSND tỉnh tại Lễ kỷ niệm.

Sáng 26/7, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập ngành KSND (26/7/1960 – 26/7/2020).

Viện trưởng Viện KSND tỉnh Nguyễn Hoài Nam trao Bằng khen của Viện KSND Tối cao cho các cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2019.

Từ chỗ chỉ có 12 đồng chí, chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như kiến thức pháp luật, đến nay, viện kiểm sát nhân dân hai cấp của tỉnh đã có 155 cán bộ biên chế, gần 40 cán bộ hợp đồng; 100% kiểm sát viên đạt trình độ đại học, số lượng cán bộ có trình độ đào tạo cao sau đại học ngày càng nhiều.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy yêu cầu trong thời gian tới, thành phố Yên Bái cần tập trung thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Ngày 25/7, Ban Thường vụ Thành ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự, chỉ đạo Hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục