Kể từ sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 và trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến khi dân tộc ta giành thắng lợi, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô đã hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng.
|
Chân dung ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ.
|
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam đang mở cuộc triển lãm chuyên đề "Cách mạng Tháng Tám - Mốc son lịch sử”. Đây là cuộc triển lãm nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2020).
Có hơn 300 tư liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày giới thiệu tại triển lãm chuyên đề lần này.
Đặc biệt, trong số đó có nhiều bức ảnh giới thiệu chân dung những người dân bình dị nhưng có trái tim cách mạng lớn lao, đã đi vào lịch sử cùng với những khoảnh khắc, giai đoạn quan trọng của dân tộc.
Điển hình là bức ảnh gia đình ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ trong ngày mở đầu Tuần lễ Vàng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 17/9/1945.
Vợ chồng nhà tư sản Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ là người đã được lịch sử ghi danh với những đóng góp quý giá cho một giai đoạn đặc biệt quan trọng của đất nước. Vợ chồng ông bà Trịnh Văn Bô đã tích cực làm từ thiện ngay từ những năm trước cách mạng.
Tính đến trước Cách mạng Tháng Tám, gia đình ông Bô, bà Hồ đã ủng hộ 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng theo thời giá bấy giờ cho cách mạng.
Kể từ sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 và trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến khi dân tộc ta giành thắng lợi hoàn toàn, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô đã hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng. Ngoài số vàng ủng hộ chính quyền cách mạng, họ còn hiến cả ngôi nhà 48 Hàng Ngang vô cùng giá trị để làm Nhà lưu niệm, ghi dấu tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập đọc tại lễ Quốc khánh 2/9/1945.
Gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ trong ngày mở đầu Tuần Lễ Vàng tại Nhà hát lớn
Hà Nội 17/9/1945 (hàng trước từ trái sang ông Bô, bà Hồ, thân mẫu ông Bô).
Một số hình ảnh khác tại triển lãm:
Gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ trong ngày mở đầu Tuần Lễ Vàng tại Nhà hát lớn Hà Nội 17/9/1945 (hàng trước từ trái sang ông Bô, bà Hồ, thân mẫu ông Bô).
Tuần lễ vàng ủng hộ Quỹ độc lập ở Hà Nội tháng 9/1945.
Những nhà hào phú, công thương và các tầng lớp nhân dân yêu nước hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ trong buổi Lễ "Tuần lễ vàng" đóng góp tiền, vàng ủng hộ quỹ độc lập, tại Nhà hát lớn Hà Nội, ngày 16/9/1945.
Nhân dân Nam bộ ủng hộ cứu đói Bắc bộ.
Nhân dân Hà Nội hưởng ứng phong trào góp gạo cứu đói sau khi đất nước giành được độc lập, năm 1945.
Người dân Việt Nam quét từng hạt gạo rơi vãi trên đường do quân Nhật vận chuyển, năm 1945.
Người dân và trẻ em Việt Nam trong nạn đói năm 1945.
Một số hình ảnh khác tại triển lãm:
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát tại mặt trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới, năm 1950.
Chiến sĩ quyết tử Hà Nội ôm bom ba càng sẵn sàng lao vào xe tăng địch, năm 1946.
Việt Nam Giải phóng quân tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội trong buổi lễ Tuyên ngôn độc lập, ngày 2/9/1945.
(Theo Dân Trí)
Việt Nam tham gia tích cực vào Hợp tác Me Kong – Lan Thương ngay từ ngày đầu thành lập với những đóng góp tích cực về nội dung và lĩnh vực hợp tác.
Bộ Chính trị cho ý kiến vào dự thảo văn kiện và phương án nhân sự Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh/ Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh làm việc tại Yên Bái/ Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái lần thứ X/ Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch COVID-19/ Mưa lũ gây nhiều thiệt hại /Dũng cảm cứu 5 người bị lũ cuốn... là những sự kiện nổi bật tuần qua.
Ngày này cách đây tròn 75 năm, ngày 22/8/1945, Bác Hồ đã rời căn lán nhỏ giữa rừng Nà Nưa, tạm biệt Tân Trào về Hà Nội chuẩn bị cho ngày lễ tuyên bố độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà 2/9/1945.
Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 đã bế mạc sau hai ngày làm việc theo hình thức trực tuyến.