Bế mạc Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5

  • Cập nhật: Thứ bảy, 22/8/2020 | 8:53:38 AM

Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 đã bế mạc sau hai ngày làm việc theo hình thức trực tuyến.

Các đầu cầu họp trực tuyến của Hội nghị Thượng đỉnh.
Các đầu cầu họp trực tuyến của Hội nghị Thượng đỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Hội đồng Bầu cử quốc gia
Sau hai ngày làm việc, tối 20/8, Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 đã bế mạc và thông qua Tuyên bố về sự lãnh đạo nghị viện để thực hiện chủ nghĩa đa phương hiệu quả hơn, mang lại hòa bình và phát triển bền vững cho người dân và thế giới.

Trong thông điệp gửi đến Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ về những nguy cơ bất ổn, các vấn đề an ninh phi truyền thống, cho rằng, chủ nghĩa đa phương có vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối, gia tăng nguồn lực quốc gia, phát huy sức mạnh tập thể nhằm ứng phó hiệu quả hơn trước những vấn đề mang tính toàn cầu.

Chủ tịch Quốc hội cho biết trong năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Chủ tịch ASEAN và Quốc hội Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA, Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp vào những nỗ lực thúc đẩy hợp tác đa phương hiệu quả và bền vững hơn.

Tại phiên bế mạc, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố về sự lãnh đạo nghị viện để thực hiện chủ nghĩa đa phương. Các Chủ tịch Quốc hội cùng Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới khẳng định sẽ sát cánh cùng các nghị sĩ và người dân trong đối mặt với đại dịch COVID-19. Các Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, cần ưu tiên ngăn chặn nền kinh tế thế giới tiếp tục rơi vào suy thoái, tăng cường điều phối chính sách kinh tế vĩ mô và duy trì thị trường tài chính toàn cầu. 

Các Chủ tịch Quốc hội khẳng định tầm quan trọng của Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế đấu tranh bảo vệ bình đẳng giới dưới mọi hình thức.
(Theo VTV)

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi bò 3B ở thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Những kết quả mà Ủy ban MTTQ huyện Trấn Yên tham gia XDNTM được thể hiện rõ nét thông qua 5 nội dung của Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh”. Nổi bật là hưởng ứng phong trào thi đua toàn dân đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, tích cực tham gia phát triển kinh tế, ổn định đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng.

Người dân xã Trạm Tấu tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện Trạm Tấu đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, với mục tiêu giảm bình quân hàng năm 6,5% hộ nghèo, cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: nông, lâm nghiệp, thủy sản 33,7%; công nghiệp xây dựng 44,7%; dịch vụ 21,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng.

Hội nghị phản biện xã hội do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức.

Thời gian qua, Đảng đoàn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các huyện, thị, thành ủy thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn MTTQ cấp huyện thành lập cơ quan tham mưu, giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể CTXH cấp huyện ở 9 huyện, thị, thành phố và thành lập bộ phận giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể CTXH cấp xã ở 173 xã, phường, thị trấn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục