Kỷ niệm 80 năm Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940-23/11/2020)

Hiệu kèn hùng dũng báo hiệu thắng lợi vĩ đại của cách mạng

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/11/2020 | 7:57:28 AM

Cách đây 80 năm, ngày 23/11/1940, nhân dân Nam Bộ tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ. Tuy không thành công vì lúc đó chưa có được những điều kiện khách quan và chủ quan đầy đủ, nhưng đúng như đồng chí cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đánh giá: “Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là cuộc tổng diễn tập mang tầm vóc quốc gia sau Xô Viết Nghệ Tĩnh và cao trào cách mạng 1936 - 1939”.

Nhân dân Nam Bộ vùng lên đấu tranh trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (Tranh vẽ- Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam)
Nhân dân Nam Bộ vùng lên đấu tranh trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (Tranh vẽ- Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam)

Được tin khởi nghĩa nổ ra ngày 23/11/1940, Trung ương Đảng kịp thời ra bản "Thông báo khẩn cấp” kêu gọi các đồng chí, các chiến sĩ cách mạng "phải lập tức tổ chức những cuộc hưởng ứng khởi nghĩa, gây thanh thế cho quân khởi nghĩa, phân tán lực lượng đế quốc, không để cho chúng tập trung quân đội đàn áp phong trào cách mạng" ở Nam Kỳ và Bắc Sơn. Những biện pháp cụ thể, khẩn cấp là tổ chức bãi công, bãi khóa, bãi thị ở các thành phố, tuần hành thị uy hay ít ra là tổ chức mít tinh quần chúng để hô hào nhân dân hưởng ứng; truyền đơn, biểu ngữ, băng cờ, khẩu hiệu ở trên đất liền, dưới sông, chỗ nào có thể làm được thì: phá đường sắt, phá cầu cống, ngăn cản sự chuyên chở binh lính địch, cắt dây điện, cướp phá xe lương thực, lấy khí giới của địch, cổ động cho binh lính đứng về phía nhân dân, bắn lại địch, chạy sang hàng ngũ cách mạng Việt Nam... 

Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 đã đánh thức lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giành độc lập của nhân dân 19 tỉnh trong tổng số 21 tỉnh của Nam Bộ lúc bấy giờ, tập dượt hành động cách mạng kiên quyết, tập dượt chỉ huy và tập dượt tiến công. Mặc dù phần lớn những cán bộ lãnh đạo và đảng viên trung kiên hoặc bị hy sinh hoặc bị tù đày, song những đảng viên và cốt cán còn lại đều trở thành lực lượng cốt cán lãnh đạo trong Cách mạng Tháng Tám. 

Giá trị lớn lao của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là chỉ 5 năm sau, trong tình hình Đảng bộ và nhân dân bị khủng bố tàn bạo, đã cho phép cả Nam bộ hưởng ứng hiệu triệu của Trung ương Đảng đứng lên làm cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi và lập tức bắt tay tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó tiếp tục kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là lò đào tạo, sản sinh ngày càng đông đảo lực lượng tiên phong cho cuộc Cách mạng Tháng Tám. Kết quả đó được nhân lên gấp bội trong cuộc Tổng khởi nghĩa mùa thu 1945, đã bổ sung cho cuộc khởi nghĩa chống Pháp hàng triệu phần tử tiên tiến; và cuộc Đồng Khởi 1960 đã sản sinh ra hàng triệu, hàng triệu con người hiên ngang trong kháng chiến chống Mỹ, chuyển thế cách mạng sang thời kỳ kết hợp chính trị với vũ trang, kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công quân sự, đánh vào những nơi kẻ thù yếu nhất, đó là nông thôn miền Nam. 

Thất bại trong khởi nghĩa Nam Kỳ, những người cộng sản tiếp tục nuôi chí, bền gan xây dựng lại cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng, chờ cơ hội mới. Không rời mục tiêu độc lập, không ngừng nhen lên ngọn lửa cách mạng trong nhân dân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, trung thành với giai cấp và dân tộc. Đó là đặc tính cao quý của những người cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng và tính chất tổ chức, đó là yếu tố quyết định thắng lợi cuộc tổng khởi nghĩa mùa thu năm 1945, chỉ 5 năm sau đó. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 mặc dù bị thất bại nhưng nó khẳng định vai trò quân chủ lực cách mạng là nông dân - chiếm tuyệt đại đa số trong dân tộc ta. 

Nơi nào có vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì nơi ấy có đông đảo nông dân hưởng ứng. Đó là bằng chứng sống động nhất minh chứng nông dân đã sát cánh với giai cấp công nhân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nông dân ngày càng có ý thức sâu sắc rằng chỉ có đi theo cờ lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân thì nông dân mới được giải phóng triệt để. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 là tiếng chuông, hồi trống thức tỉnh toàn thể dân tộc biết rằng, nhất định phải giành thời cơ chiến tranh thế giới để giải phóng dân tộc mình, thực hiện quyền dân chủ. 

Nếu thực sự muốn giải phóng dân tộc và giành dân chủ, thì phải dùng bạo lực cách mạng của quần chúng, quyết không dùng bất cứ một thứ mánh lới không khéo nào, không thể nhờ một lực lượng ngoại quốc nào, càng không thể ngồi chờ tự do, độc lập.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chẳng những đã để lại những bài học kinh nghiệm lớn lao, mà còn để lại cho toàn thể dân tộc ta một vật báu thiêng liêng, tiêu biểu cho truyền thống cách mạng anh dũng của dân tộc. Đó là lá cờ đỏ sao vàng qua năm 1941 đã trở thành lá cờ đại đoàn kết của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi toàn dân ta đứng lên đánh Pháp, đuổi nhật. 

Cờ đỏ sao vàng là cờ Tổng khởi nghĩa thắng lợi năm 1945 được Đại hội Quốc dân tại Tân Trào chọn làm Quốc kỳ và đến năm 1946 thì ngọn cờ vinh quang đó đã được Quốc hội khóa I phê chuẩn là Quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả những điều vinh quang ấy đã nói lên được vị trí lịch sử của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940. Lá cờ đỏ sao vàng và bước chân của những đoàn quân khởi nghĩa Nam Kỳ đã in bóng trong bản Quốc ca hào hùng của dân tộc, dẫn dắt dân tộc ta giành thắng lợi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ và giành những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới hôm nay.

K.T

Các tin khác
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh là “mái nhà chung” để đội ngũ trí thức sinh hoạt và cống hiến.

Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Yên Bái có 24 đơn vị hội thành viên và đơn vị trực thuộc với 2.108 chi hội với trên 210.000 hội viên, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, giáo dục.

Nghệ nhân Đặng Hồng Quân, ở xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên dạy hát giao duyên của đồng bào dân tộc Dao quần trắng cho các thế hệ.

Họ là "báu vật sống”, những hạt nhân cốt lõi của di sản văn hóa trực tiếp tham gia sáng tạo, lưu giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thế hệ này sang thế hệ khác mà các di sản văn hóa phi vật thể không bị mai một và tiếp tục được cộng đồng trân trọng, giữ gìn.

Đồng chí Nguyễn Kiều Phương phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành thanh tra lần thứ V (2020 - 2025).

Là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ giúp UBND tỉnh Yên Bái quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN); tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN theo quy định của pháp luật, những năm qua, Thanh tra tỉnh Yên Bái được đánh giá là một trong những đơn vị điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Nguyễn Bình Minh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh  (bên phải) cùng cán bộ viện Dân số, sức khỏe và Phát triển khảo sát nguồn nước tại xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình

Với chức năng tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trên địa bàn, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Yên Bái đã tập hợp và phát huy được sức mạnh của đội ngũ trí thức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục