Vĩnh biệt Geetesh Sharma - Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/5/2021 | 10:13:53 AM

Tối 2/5, Geetesh Sharma - người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, cầu nối quan bền chặt giữa Ấn Độ và Việt Nam trong nền ngoại giao nhân dân, đã qua đời tại bệnh viện Vishudhanand ở Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ sau một tuần chống chọi với bệnh COVID-19.

Ông Sharma là chứng nhân quan trọng cho chiều dài lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Ông Sharma là chứng nhân quan trọng cho chiều dài lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Ông Geetesh Sharma, học giả, nhà báo kỳ cựu, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam bang Tây Bengal.

Sinh năm 1932, ông Sharma là một nhà báo lão thành và tác giả nổi tiếng đã viết 23 cuốn sách bằng tiếng Hindi và tiếng Anh, trong đó có nhiều cuốn về Việt Nam. Sách của ông được dịch sang các thứ tiếng Bengali, Thụy Điển và cả tiếng Việt.

Là Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam bang Tây Bengal, ông Sharma từng được Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng Huân chương Hữu nghị - huân chương cao quý của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam vào năm 2015, để ghi nhận những công lao và đóng góp to lớn của ông trong nhiều năm vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Ấn Độ vào tháng 1/2021 trước thềm Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, ông cho biết đã đến Việt Nam tổng cộng 29 lần trong nhiều dịp khác nhau, đi thăm nhiều địa phương từ Bắc chí Nam.

Ông đã từng tận mắt chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh tại Việt Nam, dõi theo công cuộc Đổi Mới, mở cửa nền kinh tế của đất nước, và cả những đổi thay, những bước phát triển của Việt Nam qua mỗi kỳ Đại hội Đảng.

Trong gần 50 năm qua, ông Sharma đã tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như công cuộc xây dựng phát triển đất nước hiện nay của Việt Nam. Ông hoạt động tích cực trong Ủy ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam bang Tây Bengal từ những năm đầu của thập niên 1970, tham gia các cuộc biểu tình bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ông Sharma đã viết nhiều sách về Việt Nam, về nguồn gốc mối quan hệ khăng khít Ấn Độ - Việt Nam, như cuốn ''Những dấu tích văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam", cuốn ''Tiểu sử Hồ Chí Minh'' bằng tiếng Hindi và cuốn ''Chiến tranh giải phóng Việt Nam và Kolkata".

Ngoài ra, ông Sharma và Ủy ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam bang Tây Bengal cũng thường xuyên tham gia Hội chợ sách quốc tế thường niên lớn nhất thế giới tại Kolkata để giới thiệu với bạn đọc quốc tế các sách báo và tạp chí về Việt Nam; tổ chức các hoạt động kỷ niệm và dâng hoa hằng năm tại Kolkata tưởng nhớ ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự ra đi của ông Geetesh Sharma để lại niềm tiếc thương sâu sắc trong lòng những người bạn Việt Nam. Dịch bệnh đã đưa ông đi xa, nhưng hình ảnh một người bạn lớn, luôn giữ trong tim một tình yêu đặc biệt đối với Việt Nam, hiện thân của mối quan hệ gắn bó Việt Nam - Ấn Độ vẫn luôn còn đó, mãi truyền cảm hứng cho các thế hệ mai sau không ngừng nỗ lực vun đắp và phát huy mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị giữa hai nước.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác

Tỉnh ủy tổ chức quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cho các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh/ Tập trung cao độ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19/ UBND tỉnh triển khai nhiệm vụ tháng 5/ Bàn giao công trình cụm trung tâm xã Làng Nhì (Trạm Tấu)/ Chương trình "Cà phê doanh nhân" tháng 4… là những tin tức, sự kiện nổi bật trong tỉnh tuần qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp khẩn về phòng, chống COVID-19.

Thủ tướng kêu gọi toàn thể đồng bào và chiến sỹ cả nước chung tay với Chính phủ, nỗ lực cao nhất, ngay lập tức thực hiện các quy định của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Quốc gia... phòng chống dịch.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ngày 19-4.

Kết thúc tháng 4-2021, Việt Nam đã đảm nhận thành công trọng trách Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần thứ hai. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện thành công của Việt Nam trong việc nỗ lực cùng các nước tìm giải pháp để duy trì môi trường hòa bình, ổn định và an ninh quốc tế.

Ảnh minh họa.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22 ngày 18/2/1946 về những ngày nghỉ tết, kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, trong đó công bố: Ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức và công nhân, lao động cả nước được nghỉ một ngày có hưởng lương. Kể từ đây, ngày 1/5 được coi là một trong những ngày lễ chính thức hàng năm của Nhà nước ta.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục