Thêm một quyết sách hợp lòng dân

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/7/2021 | 7:43:33 AM

YênBái - Tại phiên họp chiều ngày 25/6 vừa qua, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Quyết định của Bộ Chính trị một lần nữa lại tiếp tục nhận được sự đồng tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp.

Người lao động làm việc trong Cơ sở sản xuất gỗ rừng trồng của ông Nguyễn Đức Toàn, thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.
Người lao động làm việc trong Cơ sở sản xuất gỗ rừng trồng của ông Nguyễn Đức Toàn, thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.

Đây không phải lần đầu tiên Đảng, Nhà nước quyết định những quyết sách mang tính an dân như thế này. Trước đó, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. 

Cụ thể, năm 2020, Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn vì COVID-19 với tổng mức hỗ trợ lên tới 62.000 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ người dân, chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp, hạn chế được những thiệt hại, tổn thất do dịch bệnh gây ra, phục hồi sản xuất, bảo đảm đời sống và an toàn cho người dân, tiếp tục nâng cao niềm tin trong nhân dân về các chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. 

Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, đại dịch COVID-19 tiếp tục tác động mạnh tới thị trường lao động, trong quý I/2021, có tới 9,1 triệu lao động bị ảnh hưởng. Chưa hết, 5 tháng đầu năm 2021, có 59.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020. Những con số "biết nói” cho thấy, doanh nghiệp và người lao động đang ảnh hưởng rất nặng nề bởi đại dịch bệnh và họ cần có "phao cứu sinh” trong những lúc lâm nguy. 

Chủ trương, chính sách mà Bộ Chính trị đưa ra đã rất đúng lúc, thiết thực và mang tính nhân văn sâu sắc. Để triển khai thực hiện, các bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu, tìm hiểu và rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Nghị quyết 42 để có các giải pháp tham mưu, triển khai, giám sát chặt chẽ để bảo đảm nguyên tắc hỗ trợ đúng đối tượng, kịp thời, thủ tục nhanh gọn, dễ làm, không được phiền hà, đặc biệt là không được để xảy ra tiêu cực... 

Muốn thế, phải gắn với trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương và người được thụ hưởng cũng phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình. Mặt khác, cần phải chia ra theo các thành phần là hỗ trợ doanh nghiệp và hỗ trợ người dân, người lao động. Càng cụ thể, càng rõ ràng thì chính sách càng nhanh chóng đi vào cuộc sống. Và lúc đó, ý nghĩa của gói hỗ trợ mới thực sự phát huy tác dụng là giúp đỡ người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

K.T

Các tin khác
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tặng hoa chúc mừng ông Đỗ Tiến Sỹ.

Chiều 30/6, tại Hà Nội, Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều động, bổ nhiệm ông Đỗ Tiến Sỹ giữ chức Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã được tổ chức.

Theo Chỉ thị, tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025, mỗi năm thành lập từ 25 công đoàn cơ sở trở lên trong doanh nghiệp. Trong ảnh: Công đoàn viên Công ty may Daesung Global - Thịnh Hưng, Yên Bình, Yên Bái trong dây chuyền sản xuất - Ảnh: Minh Huyền

Ngày 25/6, Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phát triển công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời kỳ mới. Nội dung chi tiết như sau:

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Ngày 30/6, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo Khoa học trực tuyến “Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, đẩy mạnh xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII”.

Ông Lê Tiến Châu phát biểu nhận chức

Ông Lê Tiến Châu - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang vừa được hiệp thương giữ chức Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục