Chính phủ quyết tâm vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/10/2021 | 2:31:01 PM

Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng nêu rõ những giải pháp chủ yếu từ nay cho đến năm 2021 tiếp tục tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19...

Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Báo cáo trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV sáng 20/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm 2021, trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất là đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 với biến chủng delta có tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm hơn nhiều so với chủng gốc trước đây, buộc chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống dịch, mạnh mẽ, quyết liệt, chưa có tiền lệ để thực hiện mục tiêu ưu tiên trước hết, trên hết là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự kịp thời ban hành những quyết sách đặc thù phục vụ phòng, chống dịch, phát triển KT-XH, bảo đảm an sinh xã hội và giám sát hiệu quả của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương và sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ trên các lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong công tác phòng chống dịch covid-19, chúng ta đã nỗ lực hết sức mình trong điều kiện có thể vì nguồn lực, năng lực hệ thống y tế còn nhiều hạn chế, bất cập. Tuy nhiên như Trung ương đã đánh giá: "Các chủ trương, chính sách, biện pháp được triển khai trong thời gian qua là đúng đắn, kịp thời và chỉ đạo, tổ chức thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đến nay dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc và đang thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh tại nhiều địa phương”.

Nổi bật là, trong những thời điểm khó khăn, thử thách gay gắt nhất của dịch bệnh, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy mạnh mẽ, đã xuất hiện rất nhiều tấm gương, nghĩa cử cao đẹp, lay động lòng người. Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao và trân trọng cảm ơn những nỗ lực, hỗ trợ, đóng góp hiệu quả, những nghĩa cử cao đẹp, tận tâm, tận lực hết mình của đồng bào, đồng chí, chiến sỹ và cộng đồng doanh nghiệp, sự giúp đỡ quý báu của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế trong phòng, chống dịch; đồng thời chia sẻ, cảm thông sâu sắc với những tổn thất, mất mát về người, vật chất và tinh thần mà Nhân dân ta phải gánh chịu do đại dịch Covid-19 gây ra.

Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, ước thực hiện cả năm 2021 dự kiến đạt và vượt 8/12 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng chỉ tăng bình quân 1,82%, cả năm ước tăng dưới mức Quốc hội giao; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thu NSNN 9 tháng đạt trên 80%, cả năm ước vượt dự toán, cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác; bội chi NSNN trong phạm vi dự toán (4%GDP).

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, góp phần tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh. Chính phủ tập trung hơn cho công tác xây dựng thể chế; phối hợp ngày càng chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội trong việc rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển KT-XH.



Chính phủ cam kết tập trung ưu tiên triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp; nhanh chóng khôi phục thị trường lao động do bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19 

Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. Trong đó nguyên nhân khách quan cơ bản là do dịch Covid-19 diễn biến nhanh, phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng và gây hậu quả nặng nề, khiến 23 địa phương phải thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội trong thời gian dài, trong đó có các trung tâm kinh tế lớn, vùng động lực tăng trưởng . Đồng thời, còn có các yếu tố từ bên ngoài. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho biết, những giải pháp chủ yếu từ nay cho đến năm 2021. Theo đó, sẽ tiếp tục tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19.

"Tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19; khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp với tình hình thực tế; quyết liệt hành động, triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo phương châm nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, bình tĩnh, kịp thời với mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết; thúc đẩy viện trợ, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất trong nước, đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm vắc-xin, chuẩn bị thuốc điều trị cần thiết, nâng cao năng lực y tế, nhất là công tác điều trị và ở cơ sở; có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, phấn đấu kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc để tập trung khắc phục hậu quả của dịch bệnh và khôi phục, phát triển KT-XH", Thủ tướng nêu rõ.

Khẩn trương hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch và Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH. Rà soát, tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc về thể chế; giảm thiểu các thủ tục và chi phí sản xuất kinh doanh. Điều chỉnh linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác để giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ giá cả, thị trường.

Tập trung ưu tiên triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp; nhanh chóng khôi phục thị trường lao động do bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19; thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hoá thông suốt. Khơi thông mọi nguồn lực cho phòng, chống dịch và phát triển KT-XH, bảo đảm an sinh xã hội. Sớm đưa học sinh trở lại trường học an toàn. Củng cố, giữ vững quốc phòng, an ninh; tiếp tục triển khai mạnh mẽ ngoại giao vắc-xin, ngoại giao kinh tế; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Thủ tướng nêu rõ quan điểm chỉ đạo, điều hành trong đó nhấn mạnh: "Bám sát quan điểm phát triển theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hệ thống chính trị; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào nội lực là chính, ngoại lực là cần thiết, quan trọng.  Đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Phòng, chống dịch là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly, điều trị là đặc biệt quan trọng; đề cao ý thức, trách nhiệm, tính tự chủ của người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch. Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển KTXH, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, khôi phục và ổn định thị trường lao động, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân; bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, thông suốt, trách nhiệm trong chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương”.

(Theo VOV)

Các tin khác

Sáng 20-10, Kỳ họp thứ hai của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ngày 20/10/2021, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Hôm nay (20/10), Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp,kỳ họp thứ 2 được tổ chức theo hình thức kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung.

Đồng chí Giàng A Thào - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Trạm Tấu kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI tại Đảng bộ xã Bản Công.

Trong những năm qua, huyện Trạm Tấu luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ từ cấp huyện đến cấp xã, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ. Nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình độ chuyên môn và chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp huyện đến cấp xã, đã được nâng lên rõ rệt đồng thời với thực hiện luân chuyển, điều động rất nhều lượt cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục