Theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, dự kiến tổng mức vốn để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 137.664,959 tỷ đồng.
|
Mô hình “Ngày thứ 7 cùng dân” của Huyện ủy Mù Cang Chải đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên tham gia. (Ảnh: Đức Toàn - Báo Yên Bái)
|
Tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định; có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA; tăng cường huy động các nguồn đóng góp hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 104.954,011 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương: 10.016,721 tỷ đồng; Vốn vay tín dụng chính sách: 19.727,020 tỷ đồng; và vốn huy động hợp pháp khác: 2.967,207 tỷ đồng.
Vốn ngân sách trung ương cụ thể gồm: Vốn đầu tư: 50.000 tỷ đồng (đã được bố trí theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025); Vốn sự nghiệp: 54.324,848 tỷ đồng. Đối với số vốn còn lại (629,163 tỷ đồng), Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí trong quá trình thực hiện Chương trình.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp Chương trình; Tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình vào kế hoạch 05 năm và kế hoạch hằng năm, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương khẩn trương xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Chính phủ trong quý IV/2021.
Bộ Tài chính được giao chủ trì phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch hằng năm, tổng hợp kinh phí chi sự nghiệp để đảm bảo hoạt động của Chương trình; Cân đối, bố trí đủ vốn sự nghiệp và có kế hoạch bổ sung vốn cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; Chủ trì xây dựng quy định về cơ chế tài chính, thanh quyết toán các nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình.
(Theo Tạp chí tài chính)
Việc giao thêm trách nhiệm cho công an xã sẽ phát huy nguồn lực của lực lượng này trong việc kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo tiếp nhận được và tạo điều kiện giải quyết kịp thời các vụ việc.
Sáng 25/10, Sở Giao thông vận tải Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện Sở Nội vụ, Sở Giao thông vận tải.
Khi “vi rút sợ trách nhiệm” vẫn đang âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ nhiều cấp, tư tưởng trì trệ “làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, không làm không sai” đã trở thành nguy cơ cho sự phát triển đất nước.
Sáng nay - 25/10, tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nội vụ; Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.