Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái dự Hội nghị trực tuyến triển khai Kết luận 19 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/11/2021 | 12:28:25 PM

YênBái - Sáng 3/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với các cơ quan tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.

Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự và chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; lãnh đạo thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh và HĐND tỉnh.


 
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Trên cơ sở Đề án do Đảng đoàn Quốc hội xây dựng, ngày 14/10/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 19 về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. 

Theo đó, Bộ Chính trị thông qua Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XV và giao Đảng đoàn Quốc hội căn cứ Kết luận để hoàn chỉnh Đề án, thông báo cho các cơ quan, tổ chức liên quan để triển khai thực hiện; đồng thời, giao các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể hoá nội dung Đề án vào chương trình công tác, chương trình xây dựng pháp luật hằng năm.

Tại Kết luận, Bộ Chính trị nêu rõ, mục tiêu của công tác xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV là hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, tạo lập khung khổ pháp lý để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, 12 định hướng phát triển đất nước, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược đã được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Trong quá trình triển khai thực hiện Định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Bộ Chính trị lưu ý việc xây dựng, ban hành luật phải thận trọng, chắc chắn, làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, không chạy theo số lượng, phải bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Tại Đề án được Bộ Chính trị thông qua, Đảng đoàn Quốc hội đã xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo đối với công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ Khóa XV; đề xuất 8 nhóm định hướng lớn và 70 định hướng cụ thể cần tập trung thực hiện, 137 nhiệm vụ lập pháp cần nghiên cứu, rà soát để báo cáo Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật, nghị quyết trong nhiệm kỳ 2021 - 2026; thứ tự ưu tiên và các giải pháp thực hiện, bảo đảm tính khả thi.



Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận Hội nghị. 

Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: việc triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV là nhiệm vụ chính trị trọng tâm không chỉ của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ này mà còn là trách nhiệm, nhiệm vụ quan trọng cần ưu tiên hàng đầu của tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. 

Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ Chính trị có kết luận cho định hướng xây dựng pháp luật cho cả một nhiệm kỳ, là định hướng hết sức quan trọng để Quốc hội và các cơ quan chủ động hơn, vào cuộc từ sớm, từ xa, phối hợp chặt chẽ bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng pháp luật.
Đức Toàn

Tags Đoàn đại biểu Quốc hội Yên Bái xây dựng pháp luật

Các tin khác
Các đại biểu dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Yên Bái.

Sáng 3/11, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí năm 2021.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị COP26

Phát biểu tại sự kiện công bố cam kết giảm phát thải metan ở Hội nghị COP26 vào tối qua - 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau đoàn kết trên nguyên tắc công bằng, công lý, để hành động quyết liệt nhằm thực thi các cam kết về chống biến đổi khí hậu.

Một trung tâm thương mại ở Bangkok, Thái Lan.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit thông báo, nước này đã hoàn tất việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và tái khẳng định rằng thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới này sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2022 theo lịch trình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường công du Anh, Pháp, tối 31/10.

Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu sẽ thăm chính thức Pháp ngày 3-5/11.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục