Tối nay, 45 tác phẩm sẽ được trao giải Báo chí toàn quốc về phòng, chống tham nhũng

  • Cập nhật: Thứ bảy, 13/11/2021 | 8:56:26 AM

Từ hơn 1.000 tác phẩm dự thi, Ban Tổ chức đã chọn ra 45 tác phẩm xuất sắc để trao giải. Phó Chủ tịch Ủy banTƯ MTTQ Việt Nam cho biết, điều kiện tác nghiệp khó khăn khiến cho những tác phẩm điều tra này đặc biệt giá trị hơn nữa.

Tại cuộc Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức vào tháng 5/2021, Giải Báo chí toàn quốc
Tại cuộc Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức vào tháng 5/2021, Giải Báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" đã chính thức được đổi tên thành Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tối nay (13/11), Lễ trao Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 3 năm 2020 - 2021" do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức sẽ diễn ra Cung Hữu nghị Việt Xô.

Phóng viên VOV.VN đã có buổi phỏng vấn với ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam về những điểm mới và chất lượng mùa giải năm nay. Ông Phùng Khánh Tài cho biết, đây là năm có số lượng tác phẩm báo chí gửi tham dự lớn nhất với 45 tác phẩm xuất sắc đoạt giải.

Ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam phát biểu tại cuộc Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 3 năm 2020 - 2021.

PV: Thưa ông, tính đến hết ngày 31/8, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ ba, năm 2020-2021 đã nhận được 1.181 tác phẩm dự thi hợp lệ. Là người trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức, ông đánh giá như thế nào về chất lượng các tác phẩm năm nay?

Ông Phùng Khánh Tài: Sau 2 năm phát động, tính đến ngày 31/8/2021, Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ ba, năm 2020-2021 đã nhận được 1.181 tác phẩm ở các loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình của trên 100 cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương gửi tham dự Giải. Đây là số lượng tác phẩm báo chí gửi tham dự lớn nhất từ khi giải được tổ chức đến nay.

Với tinh thần làm việc hết sức trách nhiệm, công tâm, khách quan, theo đúng thể lệ và quy chế Giải, kế thừa và phát huy kết quả, kinh nghiệm của hai lần tổ chức trước đó, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn được 45 tác phẩm xuất sắc để Ban Chỉ đạo giải quyết định trao các giải: Đặc biệt, A, B, C và khuyến khích.

Có thể khẳng định, các tác phẩm tham gia giải lần này có nội dung bám sát chủ đề và tiêu chí Thể lệ Giải. Nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, tính phát hiện cao, thể hiện sự dấn thân, đeo bám tới cùng vụ việc của các nhà báo, tạo hiệu ứng tác động xã hội rất lớn, đem lại hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Về hình thức, các tác phẩm được thực hiện công phu, đề tài khá phong phú, sinh động theo phong cách làm báo hiện đại, phản ánh toàn diện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Báo chí ngày càng khẳng định vai trò xung kích trong việc phát hiện, phanh phui, quyết tâm đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

Điểm mới của Giải lần này là đã có thêm nhiều hơn các tác phẩm viết về đề tài phòng, chống tiêu cực được Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức giải đánh giá cao; đồng thời cũng có nhiều hơn các tác phẩm về đề tài biểu dương, cổ vũ các gương dũng cảm trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực, có tác động lan tỏa trong xã hội.

Sau ba lần tổ chức, đây là lần đầu tiên Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có tác phẩm xuất sắc vinh dự được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực trao giải Đặc biệt.

PV: Năm 2021 là một năm có nhiều sự kiện trọng đại và đặc biệt của đất nước như Đại hội Đảng lần thứ XIII, bầu cử Quốc hội khóa XV, 4 lần bùng phát của dịch COVID-19… Điều này đã được thể hiện như thế nào trong những tác phẩm dự thi? Trong bối cảnh đặc biệt như vậy, ban tổ chức đã gặp những khó khăn và thuận lợi như thế nào thưa ông?

Ông Phùng Khánh Tài: Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ ba, năm 2020-2021 diễn ra khi đất nước phải đối mặt với sự bùng phát và ảnh hưởng nặng nền của đại dịch COVID-19. Đây cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất bước: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính bởi vậy, các tuyến bài đều tập trung phản ánh diễn biến tình hình dịch bệnh trên cả nước, phản ánh tinh thần triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và phản ánh sự tham gia của hơn 69 triệu cử tri cả nước thực hiện quyền công dân của mình tại 84.767 khu vực bầu cử, lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất để đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội (khóa XV) và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Cùng với đó, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 cũng hạn chế sự tham gia tác nghiệp của phóng viên khi đi tìm hiểu, điều tra về các vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

Do vậy, Ban tổ chức càng trân trọng hơn nữa những tác phẩm điều tra công phu, tâm huyết dự thi lần này. Nhiều tuyến bài được thực hiện trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí cả năm trời để đi đến tận cùng của sự thật. Để từ đó có hàng ngàn tác phẩm báo chí chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với nhiều cách tiếp cận và phản ánh đa dạng, chính xác, góp phần cổ vũ, động viên các cơ quan pháp luật điều tra, xử lý có hiệu quả, tạo hiệu ứng dư luận xã hội tích cực, lan tỏa tới các tầng lớp nhân dân.

PV: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Báo chí phải khuyến khích những người tốt, việc tốt và thẳng thắn phê bình những điều xấu như: lười biếng, tham ô, lãng phí, quan liêu”. Theo ông, báo chí Việt Nam đang có đóng góp như thế nào vào công tác đấu tranh, giám sát phòng, chống tham nhũng của Mặt trận nói riêng, cả nước nói chung?

Ông Phùng Khánh Tài: Trong những năm qua, với quyết tâm chính trị và hành động quyết liệt của Đảng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chúng ta đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị với phương châm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, "không ngừng, không nghỉ” đã đạt kết quả rất quan trọng, để lại những dấu ấn đậm nét.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định: "Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ". Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII, và khoá XIII khẳng định tiếp tục kiên quyết, kiên trì nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện 'tự diễn biến,' 'tự chuyển hóa' trong nội bộ". Đại hội cũng đặt ra yêu cầu phải "Nâng cao vai trò, phát huy tính tích cực, chủ động và phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị-xã hội, nhân dân, doanh nghiệp, báo chí trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng”.

Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực này, Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn tin tưởng, kỳ vọng và đánh giá cao vai trò của báo chí.

Với trách nhiệm thường trực cơ quan phối hợp tổ chức Giải, tôi mong muốn các cơ quan báo chí, các nhà báo phát huy truyền thống tự hào 96 năm báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục tiên phong đi đầu trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực còn nhiều cam go, thử thách.

Tôi cũng mong muốn và kêu gọi cơ quan báo chí, các nhà báo tiếp tục hăng hái, tích cực hưởng ứng tham gia Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023. Với quyền và trách nhiệm của mình, MTTQ Việt Nam sẽ luôn đồng hành để các cơ quan báo chí, các nhà báo vững tin, không "chùn bước” trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông.

(Theo VOV)

Các tin khác

Phiên bế mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV được Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp vào lúc 10h00 ngày 13/11 trên kênh VTV1 để cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm, theo dõi.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại điểm cầu Hà Nội.

Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, tối 12/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 28 theo hình thức trực tuyến.

“Chúng tôi đã lựa chọn được triết lý phát triển và thấy rằng đúng hướng, hãy cho chúng tôi cơ hội để nhân dân được hạnh phúc hơn”, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy.

Quốc hội chốt mục tiêu năm 2022 kinh tế tăng trưởng 6-6,5%.

Việc đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5% thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ, đồng thời để bảo đảm hài hòa, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục