1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp
Các cấp ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Tổ chức chính quyết địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị; không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, phát huy đầy đủ vai trò của Hội đồng nhân dân theo luật định.
Định hướng kịp thời đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân, nhất là trong việc cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của cấp ủy; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Quan tâm thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo chủ chốt và đại biểu chuyên trách của Hội đồng nhân dân các cấp; ưu tiên những người có trình độ chuyên môn phù hợp, có năng lực thực hiện nhiệm vụ dân cử, có bản lĩnh và tâm huyết với hoạt động của Hội đồng nhân dân.
2. Nâng cao chất lượng kỳ họp và ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân
Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã chủ động báo cáo cấp ủy cùng cấp cho ý kiến chỉ đạo, định hướng về nội dung, chương trình các kỳ họp. Tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức các kỳ họp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng và hiệu quả các kỳ họp; chuẩn bị tốt chương trình, nội dung kỳ họp, tổ chức điều hành kỳ họp đảm bảo khoa học, hiệu quả, phát huy cao độ tinh thần dân chủ của đại biểu trong các hoạt động thảo luận, chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp.
Nâng cao chất lượng thẩm định, xây dựng, ban hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, phát huy vai trò, trách nhiệm các Ban của Hội đồng nhân dân trong công tác thẩm tra, bảo đảm các nghị quyết được thông qua đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có đầy đủ cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao và tuân thủ đúng quy trình, thủ tục ban hành văn bản.
3. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giám sát
Xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát chuyên đề hàng năm theo hướng bao quát các lĩnh vực quản lý nhà nước, bám sát nội dung theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, định hướng của cấp ủy, tập trung vào những vấn đề lớn của địa phương, có tác động mạnh đến đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; khắc phục tình trạng chồng chéo nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân với nội dung kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm toán Nhà nước, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
Tăng cường giám sát việc thực hiện các nghị quyết do Hội đồng nhân dân ban hành, kịp thời phát hiện những nội dung không phù hợp để sửa đổi, bổ Chú trọng giám sát thường xuyên việc thực hiện các nhiệm vụ phát sung. triển kinh tế - xã hội theo chương trình, kế hoạch hành động của cấp ủy và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
4. Tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tiếp xúc cử tri; bảo đảm các ý kiến, kiến nghị của cử tri được phản ánh đầy đủ, chính xác, gửi đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời, dứt điểm.
5. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật. Tăng cường giám sát kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan liên quan, bảo đảm đơn thư của công dân được giải quyết kịp thời, đúng quy định, góp phần tăng cường mối liên hệ và củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
6. Chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp, cập nhật kiến thức, thông tin cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; đẩy mạnh phối hợp, hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm giữa Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân các cấp nhằm nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng hoạt động, tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân.
7. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội đối với Hội đồng nhân dân tỉnh; phối hợp giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong xây dựng chính sách, pháp luật; tổ chức các kỳ họp; hoạt động giám sát, kiểm tra, phản biện xã hội, tiếp xúc cử tri, giải quyết ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri và nhân dân.
8. Tổ chức thực hiện
8.1. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện hiệu quả Chỉ thị này, đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương.
8.2. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chỉ đạo chuẩn bị các nội dung trình kỳ họp Hội đồng nhân dân cùng cấp bảo đảm chất lượng, đầy đủ hồ sơ và thời gian theo đúng quy định. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kiến nghị sau giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân. Hàng năm, chỉ đạo rà soát, tổng hợp dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí kinh phí phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân.
8.3. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2026 trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Xây dựng quy định việc đánh giá, xếp loại chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hàng năm gắn với việc tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của đại biểu. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Chỉ thị này được phổ biến đến chi bộ.
Hà Tĩnh