Tượng đài hữu nghị Việt Nam- Campuchia: Biểu tượng gắn kết giữa hai dân tộc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/1/2022 | 2:27:30 PM

23 tượng đài là những lời nhắc nhở về những ngày tháng khắc nghiệt nhất trong lịch sử Campuchia, về cuộc chiến đặc biệt của quân đội hai nước, về chiến thắng đã thay đổi lịch sử một dân tộc – chiến thắng 7/1/1979.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dành 1 phút tưởng niệm tại tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dành 1 phút tưởng niệm tại tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

Tượng đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia vào ngày 21/12/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dâng hương, dâng hoa tại đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia tại thủ đô Phnom Penh. Tượng đài này được xây dựng cuối những năm 1970 tại thủ đô Phnôm Pênh, gần Vương cung Campuchia để kỷ niệm liên minh Việt Nam-Campuchia, sau khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Tượng đài này cũng nằm gần tư dinh của Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Là công trình kiến trúc nổi tiếng nhất thể hiện tình hữu nghị giữa hai quốc gia Việt Nam-Campuchia, tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia là biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Campuchia, là sự tri ân các chiến sĩ Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế cao cả, giúp nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra tại Campuchia.

23 Tượng đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia đã được lần lượt xây dựng tại 25 tỉnh, thành ở Campuchia, để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ, quân tình nguyện Việt Nam và quân Mặt trận Cứu nước Campuchia đã hi sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước Chùa Tháp thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot.

Năm 2022 sẽ có thêm 5 Tượng đài hữu nghị Việt Nam-Campuchia sẽ được khánh thành nhân kỷ 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước tại các địa phương của Campuchia gồm: Siem Riep, Odor Meanchey, Tbong Khmum, Kampong Speu và tỉnh Pailin.



Tượng đài tại Thủ đô Phnom Penh với trọng tâm là khối tạc hình một người lính của Campuchia và một người lính của Việt Nam đang đứng bảo vệ một thiếu phụ bế trên tay đứa con nhỏ.

Tượng đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia là biểu tượng cho tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia, là minh chứng lịch sử về sự hy sinh xương máu của các thế hệ đi trước để đổi lấy hòa bình và hạnh phúc cho nhân dân Campuchia.

Ông Nhem Valy, Phó Chủ tịch thường trực, kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Quốc gia Mặt Trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia từng nói: "Chúng ta gìn giữ tình đoàn kết hữu nghị giữa 2 dân tộc giống như gìn giữ con ngươi của mình, nếu chúng ta không có con ngươi thì sẽ không còn thấy ánh sáng cho nên chúng ta phải gìn giữ tình hữu nghị đoàn kết. Chúng ta xây dựng Đài hữu nghị là để ghi nhớ công ơn của quân đội Việt Nam và lực lượng Mặt trận Cứu quốc Campuchia đã hi sinh xương máu của mình để giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot”.

23 Tượng đài là những lời nhắc nhở về những ngày tháng khắc nghiệt nhất trong lịch sử Campuchia, về cuộc chiến đặc biệt của quân đội hai nước, về chiến thắng đã thay đổi lịch sử một dân tộc – chiến thắng 7/1/1979.

Chiến thắng 7/1/1979: Chiến thắng của hai dân tộc

Ngày 17/4/1975, đất nước Campuchia rơi vào tay chế độ diệt chủng Khmer Đỏ do Pol Pot đứng đầu. Chỉ trong vòng 4 năm cầm quyền, chế độ của Pol Pot đã tiến hành các vụ thảm sát kinh hoàng, giết hại ước tính tới gần 3 triệu người dân Campuchia.

Khi tập đoàn phản động Pol Pot tiến hành chính sách diệt chủng tàn khốc ở Campuchia, đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh đẫm máu, xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Tây Nam của Việt Nam; đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia, của nhân dân Campuchia, Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, đập tan các hành động xâm lược, phối hợp cùng với lực lượng vũ trang, nhân dân Campuchia và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đánh đổ chế độ diệt chủng vào ngày 7/1/1979.

Thắng lợi vĩ đại ngày 7/1/1979 một lần nữa thể hiện quan hệ truyền thống gắn bó thủy chung, trọn nghĩa vẹn tình giữa hai dân tộc "tối lửa tắt đèn” có nhau. Đây là thắng lợi chung mà nhân dân hai nước đã đoàn kết cùng nhau đạt được: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ không chỉ của riêng Campuchia mà của cả Việt Nam; khép lại một trang sử đen tối nhất của đất nước Chùa Tháp; mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, hòa bình, trung lập và phát triển.

Đề cập đến ý nghĩa sự kiện lịch sử trọng đại này, Cựu Quốc vương Norodom Sihanouk từng khẳng định: Nếu Việt Nam không đánh đuổi Pol pot thì tất cả người Campuchia có thể đã bị chết.



Người dân Campuchia đứng hai bên đường vẫy chào, chia tay quân tình nguyện Việt Nam về nước năm 1989. 

Với chiến thắng lịch sử ngày 7/1/1979, quan hệ hai nước Việt Nam-Campuchia đã bước sang một trang sử mới: Thời kỳ của tình hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước dựa trên nguyên tắc hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau vì sự phát triển và phồn vinh của mỗi nước.

Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967 với phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.

Vượt qua nhiều thăng trầm của lịch sử và những biến cố của thời đại, mối quan hệ này ngày càng trở nên khăng khít, bền chặt. Theo thời gian, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, được tôi luyện trong thực tế bằng công sức, xương máu cũng như sự phấn đấu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Campuchia, mối quan hệ này đã trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc.

Khi nói về mối quan hệ đi qua bao thăng trầm giữa Việt Nam và Campuchia, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ: "Nhìn lại chặng đường lịch sử hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta vui mừng nhận thấy, bất chấp biết bao khó khăn, thử thách với những thăng trầm, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Campuchia không ngừng được vun đắp”.

Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau sát cánh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cùng nhau xây dựng đất nước hòa bình, nhân dân hạnh phúc, ấm no. Nửa thế kỷ song hành, gắn bó không phải là thời gian quá dài nhưng là quãng thời gian đặc biệt ý nghĩa trong mối quan hệ lịch sử đặc biệt giữa hai dân tộc.

(Theo VOV)

Các tin khác
Trưa 7/1/1979, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Thủ đô Phnom Penh, lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, hồi sinh và mang lại tương lai tươi sáng cho đất nước Chùa Tháp.

43 năm trước, ngày 7/1/1979 đã đi vào lịch sử như là mốc son của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, tình hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Campuchia. Nhờ sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot và bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hòa bình, hòa hợp dân tộc và phát triển.

Sáng 7/1, Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến tới điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 2271/QĐ-TTg thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Duy trì nghiêm túc chế độ sinh hoạt chi bộ mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện. 
Trong ảnh: Sinh hoạt chi bộ tại Đại đội C27, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) là những vấn đề cơ bản trong công tác xây dựng Đảng, quyết định trực tiếp tới sức mạnh tổng hợp, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của lực lượng vũ trang (LLVT) nói chung, LLVT Yên Bái nói riêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục