Trung đoàn 921: Xứng danh đơn vị anh hùng

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/1/2022 | 1:53:24 PM

YênBái - Cách đây 57 năm, Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 được thành lập. Đây là Trung đoàn Không quân tiêm kích đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, nay thuộc biên chế Sư đoàn Không quân 371 - đơn vị đã góp sức không nhỏ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước với trên 200 trận đánh lớn nhỏ, bắn rơi 137 máy bay của Mỹ gồm 14 chủng loại, trong đó có cả máy bay ném bom chiến lược B-52…

Cô và trò Trường Mầm non Minh Huệ tham gia trải nghiệm thực tế tại Trung đoàn Không quân 921.
Cô và trò Trường Mầm non Minh Huệ tham gia trải nghiệm thực tế tại Trung đoàn Không quân 921.

Đây cũng là đơn vị vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, Người đã nói chuyện, động viên, giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn và căn dặn: "Tổ tiên ta ngày xưa đã có những chiến công oanh liệt trên sông, trên biển như Bạch Đằng, Hàm Tử; trên bộ như Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa. Ngày nay, chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi, trách nhiệm ấy trước hết là của các chú”.

Thực hiện lời dạy của Bác, phát huy truyền thống hào hùng với những chiến công đã đạt được, trải qua các giai đoạn lịch sử, cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 921 ra sức hưởng ứng các phong trào thi đua, tìm nhiều cách đánh hay, có nhiều trận đánh giỏi, tạo nên tên tuổi một đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước chuyển sang giai đoạn cách mạng mới, cùng với sự phát triển của Quân đội, Quân chủng, Sư đoàn Không quân 371, Trung đoàn 921 và các đơn vị trong Sư đoàn được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ thủ đô Hà Nội và vùng trời phía Bắc của Tổ quốc - hiện nay đóng quân tại Sân bay Yên Bái... 

Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng của Trung đoàn 921 ngày đêm nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao với tinh thần "Người sẵn sàng, máy bay và các phương tiện sẵn sàng, có lệnh là xuất kích chiến đấu kịp thời”.

 Đồng thời, tích cực học tập, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí chiến đấu, thường xuyên đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng huấn luyện bay, huấn luyện chuyên ngành; trình độ và khả năng SSCĐ của Trung đoàn luôn được giữ vững và có bước phát triển mới; công tác kỹ thuật, hậu cần bảo đảm ngày càng tốt hơn; đời sống vật chất và tinh thần của bộ đội từng bước được cải thiện; nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng chính quy, tinh nhuệ, vững chắc. Đơn vị cũng thực hiện tốt công tác dân vận, hậu cần quân đội, đảm bảo tự cung, tự cấp trên 70% lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của bộ đội…

Trải qua 57 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 921 đã kế thừa và phát huy tốt truyền thống "Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần tô đẹp thêm truyền thống "Trung thành vô hạn, tiến công kiên quyết, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể” của bộ đội không quân anh hùng. 

Với niềm tin và ý chí không sợ hy sinh gian khổ, không tiếc mồ hôi, xương máu, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 921 đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, rèn luyện và trưởng thành nhanh chóng và càng chiến đấu càng trưởng thành; lập công xuất sắc. Đã có 29 đồng chí được phong quân hàm cấp tướng, nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cấp cao của Đảng, Nhà nước và của Quân đội, Quân chủng Phòng không - Không quân. 

Với những thành tích, chiến công đã đạt được, ngày 22/12/1969, Trung đoàn đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; có 3 phi đội bay, 1 tiểu đoàn bảo đảm, 24 cá nhân được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có Phi đội 1 được tuyên dương anh hùng lần thứ 2; Trung đoàn 921 được tặng thưởng 19 Huân chương Quân công, 150 Huân chương Chiến công, 137 Huy hiệu Bác Hồ và nhiều phần thưởng cao quý khác…

Sự trưởng thành và chiến thắng của Trung đoàn 921 trong suốt chặng đường 57 năm qua một lần nữa khẳng định cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn qua các thế hệ đã tiếp bước truyền thống anh hùng, luôn kiên định vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, phụng sự nhân dân, quyết tâm xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, không sợ hy sinh gian khổ, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết hiệp đồng, nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.    

Thiên Cầm

Tags Trung đoàn 921 giải phóng dân tộc thống nhất đất nước Quân đội Quân chủng sân bay Yên Bái Phạm Tuân máy bay B52

Các tin khác

Ngày mai (2/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao hỗ trợ nhà “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên Trần Thị Lan Anh, CĐCS Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.

Ngày 28/7/1947, Đại hội lần thứ nhất Liên hiệp Công đoàn tỉnh được tổ chức, đồng chí Nguyễn Tiến Lãng được bầu làm Chánh Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh. Sự ra đời của Liên hiệp Công đoàn Yên Bái có ý nghĩa to lớn đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), thể hiện sự lớn mạnh của phong trào công nhân Yên Bái. Khi có tổ chức công đoàn, đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái đã tham gia các phong trào hiệu quả hơn, vì có một tổ chức đứng ra tập hợp, lãnh đạo, chỉ đạo có quy mô, có nội dung, phương thức cụ thể, rõ ràng.

Quang cảnh Lễ thượng cờ Thống nhất non sông

Bến Hải-Hiền Lương đã khắc ghi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại là biểu tượng sáng ngời của niềm tin và khát vọng hòa bình, thống nhất non sông; là ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Thanh niên miền Bắc, trong đó có thanh niên Yên Bái hưởng ứng Phong trào “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. (Ảnh: T.L)

Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nhân dân Yên Bái tự hào vì đã đóng góp được 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục