Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (7/3/1912 - 7/3/2022)

Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/3/2022 | 7:28:22 AM

Đánh giá về đồng chí Tô Hiệu, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã viết “Cuộc đời đồng chí tuy ngắn ngủi, nhưng những cống hiến của đồng chí cho dân tộc và cho cách mạng thật là to lớn”.

Đồng chí Tô Hiệu sinh tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ngay từ nhỏ, Tô Hiệu đã tỏ ra thông minh và học giỏi, khiến bạn bè và anh em trong gia đình, dòng họ khâm phục. Mùa thu năm 1923, Tô Hiệu bắt đầu cuộc hành trình tự lập trong cuộc đời, được gia đình cho xuống Hải Dương học trường tỉnh. 

Tiếp nối truyền thống yêu nước của gia đình, dòng họ, quê hương, khi mới 14 tuổi, Tô Hiệu đã tham gia các phong trào bãi khóa, để tang cụ Phan Châu Trinh nên đã bị nhà trường thực dân đuổi học. Khi chuyển lên Hà Nội học, Tô Hiệu vẫn tích cực tham gia các phong trào yêu nước; và tại đây, anh được kết nạp vào Học sinh đoàn - một tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, làm nhiệm vụ tuyên truyền, kết nạp người vào các đoàn thể quần chúng... 

Năm 1930, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại, thực dân Pháp khủng bố, đàn áp dã man tất cả các phong trào yêu nước. Nhiều đồng chí cán bộ cách mạng bị bắt. Tô Hiệu đã bị kết án 4 năm tù giam và đày đi Côn Đảo. 

Tại đây, Tô Hiệu chính thức trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương khi 20 tuổi. Là một đảng viên cộng sản, đồng chí Tô Hiệu chú ý đến công tác xây dựng Đảng từ rất sớm. Cũng trong thời gian ở quê hương, đồng chí bí mật tuyên truyền, vận động quần chúng, gây dựng cơ sở cách mạng. Nhà cụ Cả Y - thân mẫu đồng chí Tô Hiệu, trở thành một cơ sở cách mạng tin cậy của Đảng, là nơi nuôi giấu nhiều cán bộ trong Xứ ủy Bắc Kỳ như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu... 

Khi là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, phụ trách khu B, đồng chí trở thành một trong những chiến sĩ tiên phong, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng, củng cố và xây dựng tổ chức Đảng trong giai cấp công nhân, nông dân và trí thức, học sinh ở vùng duyên hải nước ta. Trong thời gian là Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đồng chí Tô Hiệu chú trọng công tác tuyên truyền, rải truyền đơn, dán áp phích để dân chúng biết Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn tồn tại. Đồng chí đã sáng lập ra tờ Chiến đấu - Cơ quan tuyên truyền của Liên tỉnh B, bản thân vừa là chủ bút, vừa tích cực viết bài. Đồng chí còn trực tiếp giác ngộ, đào tạo nhiều cán bộ cách mạng, sau này đã trở thành cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. 

Trong thời gian ở Nhà tù Sơn La, được bầu là Bí thư Chi bộ Nhà tù, đồng chí Tô Hiệu vừa chú trọng đến công tác xây dựng Đảng, vừa quan tâm thành lập các tổ chức trong nhà tù (vì lúc ấy, tù chính trị ở Sơn La còn có cả những đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng). 

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Nhà tù, đời sống trong tù được tổ chức rất quy mô và khoa học. Cuối năm 1942, Chi bộ Nhà tù Sơn La đã được Ban Chấp hành Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ công nhận là Chi bộ đặc biệt, phụ trách Nhà tù Sơn La và phong trào cách mạng ở tỉnh Sơn La… Sau này, nhiều chiến sĩ cộng sản là đảng viên Chi bộ Nhà tù Sơn La đều trở thành những cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội như đồng chí Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Thanh Bình, Mai Chí Thọ… 

Do chế độ hà khắc của nhà tù thực dân và căn bệnh hiểm nghèo, vào hồi 10 giờ 15 phút, ngày 7/3/1944, đồng chí Tô Hiệu hy sinh tại Nhà tù Sơn La và được an táng tại nghĩa trang Gốc Ổi (nghĩa trang Nhà tù Sơn La) trong niềm tiếc thương vô hạn của anh em, đồng chí. Đánh giá về đồng chí Tô Hiệu, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã viết "Cuộc đời đồng chí tuy ngắn ngủi, nhưng những cống hiến của đồng chí cho dân tộc và cho cách mạng thật là to lớn”. 

K.T

Các tin khác

Hội thảo trực tuyến lấy ý kiến góp ý vào Đề án "Về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên”/ Họp thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh tháng 2/ Tỉnh ban hành các chỉ thị thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và tăng cường phòng, chống thiên tai/ Liên danh Tập đoàn Erex và T&T làm việc với Yên Bái về đầu tư phát triển điện sinh khối/ Bắt đầu giảm số ca mắc mới COVID-19... là những tin tức đáng chú ý trong tuần qua.

Nhiều lãnh đạo Bộ đội Biên phòng Kiên Giang bị kỷ luật.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật 6 đại tá quân đội và đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Đại tá Nguyễn Thế Anh - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.

Lãnh đạo tỉnh Sơn La và thân nhân gia đình Liệt sỹ Tô Hiệu tham quan triển lãm ảnh

Tô Hiệu – người gieo hạt giống đỏ cách mạng từ bóng tối của nhà ngục Sơn La đã đi xa, nhưng “tinh thần Tô Hiệu” vẫn đang được thắp lên trong lòng mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Sơn La.

Đảng đoàn Quốc hội vừa ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giao. Một trong những nhiệm vụ thực hiện là rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tiêu cực phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục