Yên Bái: Tăng khả năng tiếp cận chính sách của người dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/4/2022 | 2:04:46 PM

YênBái - Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế triển khai và tăng cường khả năng tiếp cận chính sách của người dân.

Cơ sở chăn nuôi của gia đình anh Bùi Văn Nam ở tổ dân phố số 2, thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu được hỗ trợ theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh.
Cơ sở chăn nuôi của gia đình anh Bùi Văn Nam ở tổ dân phố số 2, thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu được hỗ trợ theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh.

Sau một thời gian triển khai, về cơ bản, Nghị quyết số 69 đã đi vào cuộc sống và đạt nhiều kết quả tích cực. Cụ thể: có 13/16 chính sách được thực hiện, bước đầu xây dựng được 23 chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hình thành nhiều cơ sở chăn nuôi hàng hóa, đặc sản hữu cơ theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; vùng rừng trồng nguyên liệu theo hướng bền vững được mở rộng... với tổng kinh phí thực hiện trên 46,9 tỷ đồng. 

Các chính sách của Nghị quyết số 69 đã phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản nói riêng. 

Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã phát sinh một số khó khăn, bất cập. Đó là, một số địa phương, tổ chức, cá nhân còn chưa thật sự hiểu và nắm rõ các nội dung chính sách, khó khăn trong việc triển khai thực hiện quy trình, lập, thẩm định các dự án liên kết theo chuỗi giá trị, thực hiện các quy định của Luật Đấu thầu đối với nội dung chi phí mua giống, vật tư, phân bón… dẫn đến một số dự án phải chỉnh sửa, bổ sung và điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ phân bổ vốn và tổ chức thực hiện. 

Đối với chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, quy định bắt buộc người dân phải thực hiện các điều kiện về thú y như: chứng nhận vệ sinh thú y; chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc giám sát dịch bệnh, dẫn đến làm phát sinh thêm chi phí sản xuất. Chính sách hỗ trợ phát triển mô hình chăn nuôi trâu, bò với quy mô 10 con/cơ sở quy định phải mua mới trâu, bò nên cần nguồn vốn đầu tư rất lớn, chưa phù hợp với các hộ gia đình, cá nhân không có điều kiện kinh tế. 

Theo đó, HĐND tỉnh đã xem xét sửa đổi, bổ sung một số nội dung chính sách tại Điều 14, Điều 15 và Điều 19 của Nghị quyết số 69. Cụ thể như: tại Điều 14, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi quy mô vừa và lớn theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Sửa đổi điều kiện hưởng hỗ trợ tại điểm d Khoản 3 từ quy định bắt buộc thành "Khuyến khích các cơ sở tham gia chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được cấp 1 trong 3 loại giấy sau: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y hoặc giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn dịch bệnh động vật hoặc giấy xác nhận cơ sở giám sát dịch bệnh động vật” để giảm chi phí sản xuất cho các cơ sở.

Tại Điều 15, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc đặc sản, hữu cơ: bổ sung thêm đối tượng thụ hưởng chính sách là "tổ hợp tác, hợp tác xã” vào phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tại Khoản 1, Khoản 2 và chỉ áp dụng cho chính sách chăn nuôi trâu, bò mới bổ sung. 

Bổ sung thêm điểm h vào Khoản 4 với nội dung: "Hỗ trợ chi phí mua mới con giống để chăn nuôi trâu, bò hoặc hỗn hợp trâu, bò liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã có quy mô tối thiểu từ 20 con/cơ sở trở lên, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/con. Mỗi hộ gia đình tham gia tổ hợp tác hoặc hợp tác xã phải mua mới từ 3 con trâu, bò trở lên, kinh phí hỗ trợ cho một hộ gia đình tối đa không quá 30 triệu đồng/hộ gia đình” để nhằm mở rộng đối tượng tiếp cận chính sách chăn nuôi trâu, bò và thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển…

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình cho biết: "Các nội dung sửa đổi, bổ sung đã được xây dựng trên cơ sở tiếp thu các kiến nghị của Thường trực HĐND tỉnh và ý kiến của các ngành, địa phương trong quá trình thực hiện. Các nội dung sửa đổi, bổ sung đã tập trung vào khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện thời gian qua. 

Việc HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 69 nhằm giải quyết được các vấn đề trên là hết sức cần thiết. Qua đó, hoàn thiện, đồng bộ và nâng cao hiệu quả khung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh, tăng khả năng tiếp cận chính sách của người dân”.

Đức Toàn

Tags Yên Bái Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp thủy sản Nghị quyết số 69

Các tin khác
Người dân trên địa bàn huyện Văn Yên xây bể chứa rác thải, góp phần bảo vệ môi trường.

Những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Văn Yên đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các phong trào, cuộc vận động do các cấp phát động.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái

Sáng 13/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Báo Yên Bái xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc toàn văn phát biểu khai mạc của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ 12 (mở rộng) sáng nay - 13/4!

Sáng nay - 13/4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã khai mạc Hội nghị lần thứ 12 (mở rộng). Dự và chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục