Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, 100% Giám đốc Công an tỉnh, thành không là người địa phương

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/6/2022 | 2:33:19 PM

Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc, Đảng uỷ Công an đã gương mẫu đi đầu trong thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp lại tổ chức bộ máy, thực hiện tốt chủ trương bố trí 100% Giám đốc Công an tỉnh, thành phố, Trưởng Công an cấp huyện không là người địa phương.

Phần lớn người vi phạm "tâm phục, khẩu phục”

Sáng 30/6, phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, thời gian qua, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và toàn lực lượng CAND luôn nhận thức sâu sắc, quán triệt và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ, Đảng ủy Công an Trung ương đã quyết liệt chỉ đạo đồng bộ, toàn diện nhiều giải pháp và đạt được nhiều kết quả quan trọng, rõ nét.

"Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chức năng của CAND đã được triển khai trên nhiều phương diện, từ phòng ngừa đến phát hiện, điều tra, xử lý, qua đó đã có nhiều đóng góp quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, góp phần ổn định, phát triển kinh tế, xã hội, ngăn chặn bốn nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ” - Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc 

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cũng nhấn mạnh, Đảng uỷ Công an đã gương mẫu đi đầu trong thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm các tầng nấc trung gian, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo hướng "Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”; thực hiện tốt chủ trương bố trí 100% Giám đốc Công an tỉnh, thành phố, Trưởng Công an cấp huyện không là người địa phương; 100% các xã có Công an chính quy.

Đồng thời quyết liệt trong quán triệt, thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, chủ động phát hiện, xử lý nhiều cán bộ vi phạm, kể cả cán bộ cấp cao theo đúng tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, góp phần làm trong sạch lực lượng.

Theo Thứ trưởng Bộ Công an, từ năm 2012 đến nay, đã xử lý kỷ luật Đảng, chính quyền gần 500 đảng viên, cán bộ sai phạm về hành vi tham nhũng, tiêu cực; 58 cán bộ bị chuyển xử lý hình sự. Đặc biệt, đã xử lý 86 trường hợp về trách nhiệm người đứng đầu đơn vị khi để xảy ra tham nhũng. "Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chức năng của CAND đã được triển khai trên nhiều phương diện, từ phòng ngừa đến phát hiện, điều tra, xử lý, qua đó đã có nhiều đóng góp quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, góp phần ổn định, phát triển kinh tế, xã hội, ngăn chặn bốn nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ”, ông Ngọc cho hay.


Toàn cảnh Hội nghị.

Cũng theo ông Ngọc, các lực lượng trong CAND đã làm tốt công tác nắm tình hình trong và ngoài nước, hoạt động của các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tài chính, tiền tệ, ngân hàng; triển khai công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong các cơ quan nhà nước; công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phát hiện, điều tra các vụ án, vụ việc... Qua đó đã có hàng nghìn báo cáo lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và kiến nghị các ngành khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, xây dựng đội ngũ cán bộ, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước qua các giai đoạn từ năm 2012 đến nay.

Điển hình như đã nhận diện, tham mưu xử lý các "nhóm lợi ích”, "sở hữu chéo”, xử lý các ngân hàng yếu kém, góp phần ổn định thị trường tài chính, tiền tệ quốc gia, an toàn hệ thống ngân hàng giai đoạn 2012-2015; kiến nghị, tham mưu thực hiện tốt hơn công tác quản lý, sử dụng tài sản công, cổ phần hóa, thoái vốn, đấu thầu, đấu giá tại các doanh nghiệp Nhà nước; xử lý các vụ án, vụ việc trong lĩnh vực y tế, giáo dục, góp phần đưa giá cả các mặt hàng thiết yếu về đúng giá trị thực.

Trong 10 năm qua, cơ quan điều tra các cấp trong CAND đã khởi tố mới trên 16.000 vụ án, 26.800 bị can về các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; trên 2.600 vụ án, 5.800 bị can về các tội phạm tham nhũng, chức vụ. Công tác điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng đã được Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo đánh giá là một "điểm sáng”, có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh rất lớn. 

"Gần đây, qua việc nắm tình hình, xử lý các vụ án trong lĩnh vực chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã góp phần làm lành mạnh thị trường, tạo tiền đề để phát triển bền vững”, ông Ngọc cho hay.

Trên phương diện đấu tranh, xử lý, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, trong 10 năm qua, cơ quan điều tra các cấp trong CAND đã khởi tố mới trên 16.000 vụ án, 26.800 bị can về các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; trên 2.600 vụ án, 5.800 bị can về các tội phạm tham nhũng, chức vụ. Công tác điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng đã được Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo đánh giá là một "điểm sáng”, có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh rất lớn.

Theo ông Ngọc, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, mặc dù đại dịch COVID-19 gây ra nhiều khó khăn, thách thức rất lớn, lực lượng CAND cùng lúc phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, nhưng công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý án tham nhũng, tiêu cực không chùng xuống mà tiếp tục có những bước tiến mới.

Điểm nổi bật là, đã chủ động nhận diện tội phạm, lựa chọn khâu đột phá để phát hiện, xử lý tạo sự lan tỏa theo đúng phương châm "xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực; xử lý một người để cứu muôn người”, điển hình là các vụ trong lĩnh vực y tế, giáo dục, ngân hàng, chứng khoán, đất đai, lợi dụng các chính sách phòng chống dịch COVID-19 để trục lợi...

Nhiều vụ án xảy ra trên phạm vi rộng hoặc trong các lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, nhưng đều được phát hiện, điều tra làm rõ, điển hình là vụ Công ty Việt Á; vụ lợi dụng các chuyến bay đưa người Việt Nam về nước để trục lợi; vụ Tân Hoàng Minh, FLC... Cùng với đó, việc phát hiện, xử lý án tham nhũng ở các địa phương cũng có chuyển biến tích cực, từng bước khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh”. Đảng ủy Công an Trung ương đã kiên trì chỉ đạo thực hiện chủ trương phân cấp điều tra án tham nhũng cho Công an các địa phương, gắn với hướng dẫn, hỗ trợ của các Cục nghiệp vụ.


Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc. 

Hợp tác quốc tế trong điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng, kinh tế cũng đạt được kết quả tích cực, nhất là trao đổi thông tin, bắt giữ, dẫn giải tội phạm, thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán ra nước ngoài. "Qua công tác điều tra, lực lượng CAND đã chứng minh làm rõ yếu tố tư lợi và khẳng định các sai phạm mang tính chất cá nhân, không phải mang tính chất hệ thống, phần lớn người vi phạm "tâm phục, khẩu phục”, nhận thức rõ sai phạm, ăn năn, hối lỗi, tự nguyện khắc phục hậu quả và hợp tác mở rộng vụ án, thu hồi tối đa tài sản cho nhà nước, nhiều vụ án thu hồi được 100% tài sản bị chiếm đoạt”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc thông tin.

Hoàn thiện thể chế theo hướng đồng bộ

Về yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Ngọc cho biết, Đảng ủy Công an Trung ương sẽ tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc và xuyên suốt các nguyên tắc, quan điểm, phương châm mà Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục thực hiện tốt đồng thời cả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chức năng, nhiệm vụ được giao; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiệp vụ, chủ động nhận diện, phát hiện xử lý tham nhũng, tiêu cực với phương châm "ngăn chặn từ gốc, phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn”…tạo sự răn đe, chuyển biến lan tỏa toàn quốc.

Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới, Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị, cần làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong nội bộ các cơ quan, đơn vị để chủ động phát hiện, xử lý các vi phạm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành vi phạm lớn; bên cạnh việc tập trung xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực, cần làm tốt công tác hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật theo hướng đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.

"Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn rất khó khăn, phức tạp nhưng chúng tôi tin tưởng rằng, với quyết tâm chính trị cao và sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, với cách làm bài bản, chắc chắn, giải pháp toàn diện, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, chúng ta sẽ tạo được chuyển biến mới, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra”, Thứ trưởng Ngọc cho hay.

Với quyết tâm chính trị cao và sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, với cách làm bài bản, chắc chắn, giải pháp toàn diện, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, chúng ta sẽ tạo được chuyển biến mới, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.



(Theo TPO)

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Lục Yên trao đổi với nhân dân xã Tân Lập về tình hình phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Đảng bộ huyện Lục Yên xác định phương châm hành động là "Đoàn kết, kỷ cương, nêu gương, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, sâu sát cơ sở, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, quyết tâm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, các nghị quyết chuyên đề đề ra.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh trực tiếp tham dự Hội nghị tại Thủ đô Hà Nội.  (Ảnh: Minh Đông-TTXVN)

Ngày 30/6, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022.

Ngày 30/6, Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (TTTS-ĐHCM) huyện Trấn Yên tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2022- 2027.

Ông Y Vinh Tơr được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Ông Y Vinh Tơr, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Đắk Lắk được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục