Sẽ có chỉ thị về xử lý tin rác, tin xấu độc cho các bộ ngành, địa phương

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/8/2022 | 2:49:26 PM

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đang soạn thảo một chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc các bộ, ngành, địa phương lên không gian mạng phát hiện, tiếp nhận và xử lý tin rác thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời tại phiên chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời tại phiên chất vấn.

Sáng 10/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực và trách nhiệm của Bộ Công an.

Về vấn đề bóc gỡ thông tin sai sự thật trên không gian mạng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thông tin xấu độc hiện nay chủ yếu xuất hiện trên các nền tảng xuyên biên giới.

Đối với việc hoàn thiện thể chế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, một số nghị định về quản lý các nền tảng xuyên biên giới đã được sửa đổi và sẽ được ban hành trong quý III này sẽ tạo hành lang pháp lý rất quan trọng để quản lý các nền tảng xuyên biên giới thực thi pháp luật tại Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các nền tảng như Facebook, Youtube đã nâng tỷ lệ thì lệ đáp ứng yêu cầu của các cơ quan nhà nước từ dưới 20% năm 2018 lên 90 đến 95% hiện nay.

Về giám sát không gian mạng thì Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm an toàn không gian mạng quốc gia để phát hiện sớm các thông tin xấu độc, sai sự thật. Khả năng xử lý của Trung tâm này đã tăng từ 100 triệu tin/ngày lên thành 300 triệu tin/ngày. Từ năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã thành lập Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam để tiếp nhận các phản ánh của người dân về tin giả để xử lý.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, việc bóc gỡ các thông tin sai sự thật trên không gian mạng thì cũng như việc dọn rác trên không gian mạng, là việc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương và mọi người dân.

Bộ Thông tin và Truyền thông đang soạn thảo một chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc các bộ, ngành, địa phương lên không gian mạng phát hiện, tiếp nhận và xử lý rác thuộc lĩnh vực mình quản lý. Việc bóc gỡ thông tin xấu, độc không chỉ là việc của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an, mà là của tất cả các bộ, ngành, địa phương, người dân để làm sạch không gian mạng.

Bộ Công an và Thông tin Truyền thông có nhiệm vụ cung cấp công cụ, cơ chế tháo gỡ các tin sai sự thật, thanh, kiểm tra và xử lý hành chính vi phạm về đưa tin giả trên không gian mạng.

Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng nhằm xây dựng các chuẩn mực về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, tuyên truyền về ý thức trách nhiệm phát ngôn trên mạng xã hội, về hậu quả có thể gây ra các tin sai sự thật về việc lên mạng xã hội.

Về vấn đề kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư của quốc gia, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành và địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Thông tin và Truyền thông về việc điều phối kết nối, chia sẻ dữ liệu. 6 tháng vừa qua thì số giao dịch kết nối chia sẻ trên trục quốc gia đã tăng gần 30 lần.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, việc chọn kết nối với cơ sở người dân cư vừa qua thì chủ yếu là do việc một số hệ thống thông tin kết nối cần phải đánh giá an toàn, an ninh mạng để đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho chính cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành hướng dẫn để các hệ thống thông tin rà soát lại, đánh giá lại vấn đề an toàn thông tin hệ thống của mình để có thể kết nối vào cơ sở dữ liệu dân cư, trong năm nay thì các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước sẽ được kết nối an toàn.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Sáng 10/8, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến báo cáo viên Trung ương tháng 8/2022. Tỉnh Yên Bái có 10 điểm cầu, trong đó, 1 điểm cầu ở tỉnh với 60 đại biểu, 9 điểm cầu cấp huyện với hơn 400 đại biểu tham dự.

Ngày 10/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 14. Phiên chất vấn được tổ chức tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết nối trực tuyến với 62 đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tiếp tục chương trình công tác, sáng 10/8, Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Nguyễn Lam - Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Tổ trưởng Tổ biên tập Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 99 - QĐ/TW của Ban Bí thư (khóa XII) đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái về kết quả 5 năm thực hiện Quyết định.

Cán bộ Bộ phận Phục vụ hành chính công thị xã Nghĩa Lộ hướng dẫn người dân lấy số thứ tự khi đến giao dịch tại Bộ phận.

Thị xã Nghĩa Lộ đã có 65/65 cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp do UBND thị xã quản lý triển khai thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở theo tinh thần Nghị định 04-NĐ/CP của Chính phủ gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải tiến nội dung, phương pháp làm việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục