Tất cả vì hạnh phúc của nhân dân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/9/2022 | 6:58:37 AM

YênBái - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của nhân dân. Người từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân”.

Những ngôi trường hạnh phúc được xây dựng khang trang ở các xã vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh giúp học sinh các dân tộc phát triển cả trí tuệ và thể chất.
Những ngôi trường hạnh phúc được xây dựng khang trang ở các xã vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh giúp học sinh các dân tộc phát triển cả trí tuệ và thể chất.

77 năm qua, kể từ ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đến nay, cùng với các địa phương trong cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đang tích cực đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu cao đẹp và xuyên suốt 18 nhiệm kỳ Đại hội.
 
Hôm nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, sự tham gia hưởng ứng tích cực của lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, mục tiêu đó tiếp tục được hiện thực hóa bằng những chủ trương, kế hoạch, chính sách và các chương trình hành động quyết tâm, quyết liệt, hiệu quả thông qua việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX. 

Để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân như lời dạy của Bác, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thống nhất đưa chỉ số hạnh phúc của nhân dân vào nghị quyết và đề ra các giải pháp quyết tâm thực hiện. 

Từ đó đến nay, hạnh phúc của nhân dân các dân tộc trong tỉnh càng được bồi đắp thêm bởi quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo, tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng; quyết liệt trong cải cách hành chính, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu, động lực phấn đấu, làm thước đo kết quả công việc trên cơ sở thắt chặt khối đại đoàn kết hơn 30 dân tộc anh em và củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân với Đảng vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 

Sau thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào nhân dân các dân tộc trong tỉnh ngày càng được nâng cao, nhất là sự hài lòng và chỉ số hạnh phúc của nhân dân. 

Kết quả đó, chính là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh tới cơ sở đã triển khai thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhất là các chính sách, dự án liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ có hiệu quả đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội; gắn tăng trưởng kinh tế với xây dựng và phát triển văn hóa, con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với Phong trào Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; triển khai Cuộc vận động "Xây dựng gia đình hạnh phúc", "Trường học hạnh phúc” làm hạt nhân nuôi dưỡng hạnh phúc hàng ngày cho mỗi người dân trong cộng đồng. 

Bên cạnh đó, tỉnh đã lãnh đạo thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã theo hướng công khai, minh bạch, giải quyết công việc nhanh, thuận lợi; không ngừng cải thiện thái độ và mức độ phục vụ của cán bộ đối với nhân dân. 

Minh chứng rõ ràng nhất, thực chất nhất của việc nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở là xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn và tiêu cực xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh trật tự, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân trên những miền quê ngập tràn niềm vui hạnh phúc như: thôn Cầu Mơ, xã Đại Minh (Yên Bình); bản Lý, xã Thanh Lương (Nghĩa Lộ); thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng (Văn Chấn)… 

Cùng với đó, nhiệm kỳ 2020-2025 này, tỉnh tập trung đầu tư mạnh cho giáo dục, y tế, nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân về môi trường giáo dục, chất lượng dạy và học; chất lượng khám, chữa bệnh; bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Qua đó, lan tỏa sâu rộng những mô hình điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân từ thành thị tới nông thôn Yên Bái. 

Thực tế cho thấy, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân, đồng thời giúp cán bộ, đảng viên phát huy cao vai trò trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. 

Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, toàn tỉnh có 473 mô hình, điển hình tiên tiến được khen thưởng. Hết năm 2021 đã có 3.358 tập thể và 2.787 cá nhân đăng ký xây dựng mô hình điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có 344 điển hình tập thể, 201 điển hình cá nhân cấp tỉnh. 

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược về nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân, các cấp ủy trong toàn Đảng bộ đang tiếp tục chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong đó, hướng mạnh vào nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là cấp ủy cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở; coi trọng nội dung, phương thức và chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nhất là việc tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đổi mới nội dung sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức đảng gắn liền bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn mới. 

Có thể nói, chỉ số hạnh phúc mà người dân Yên Bái cảm nhận được một cách đầy đủ nhất, rõ nét nhất chính là những thay đổi trong cải cách hành chính của tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Năm 2021, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh đứng thứ 21/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so với năm 2020, chỉ số hài lòng của doanh nghiệp, người dân về sự phục vụ của các cơ quan hành hành (SIPAS) đứng thứ 14/63 tỉnh, tăng 2 bậc so với năm 2020. 

Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,11%, đứng thứ 2 trong 14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc; thu ngân sách đạt trên 4.300 tỷ đồng, vượt cả dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao. Yên Bái tiếp tục trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới của khu vực Tây Bắc. Năm 2021, toàn tỉnh có thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 6 xã đặc biệt khó khăn, nâng tổng số xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới lên 88/150 xã với 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 17 xã nông thôn mới nâng cao. 

Đặc biệt, 3 đơn vị cấp huyện là: thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, thị xã Nghĩa Lộ đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hiện, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và thẩm định để công nhận thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 7 xã nông thôn mới nâng cao theo kế hoạch năm 2022 trên nền tảng kinh tế phát triển, xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” và nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân. 

Năm 2021, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đạt 58,11%, tăng 4,81% so với năm 2020. 

Bám sát 3 khâu đột phá, 7 nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, với phương châm hành động "Chủ động, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, tăng tốc, hiệu quả ”, 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm toàn tỉnh đạt 7,57%, đứng thứ 7/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, cao nhất trong 5 năm qua. 

Đến trung tuần tháng 7/2022, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 2.026 tỷ đồng, bằng 78,3% dự toán Trung ương giao... Đó là những động lực quan trọng giúp Yên Bái từng bước hiện thực hóa các mục tiêu, kế hoạch của nhiệm kỳ 2020 - 2025 mà hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu số một.

Thanh Hương

Tags Chỉ thị số 05 học và làm theo Bác Hồ Chí Minh cải cách hành chính tốc độ tăng trưởng nông thôn mới Đại hội XIX

Các tin khác
Ảnh minh họa

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Bản Tuyên ngôn độc lập ấy, cho đến ngày hôm nay, sau 76 năm vẫn còn nguyên những giá trị, đặc biệt là khẳng định ý chí, khát vọng hạnh phúc của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đang được phát huy trong cuộc chiến mới: Cuộc chiến chống “giặc” COVID-19.

Lễ mít tinh ra mắt Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái ngày 22/8/1945 (tranh vẽ của Đào Xuân Thịnh).

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật, đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Chính những người luôn đi rao giảng về nhân quyền lại vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn. Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam là lời tuyên bố với thế giới: Dân tộc Việt Nam cũng có quyền độc lập, tự do, bình đẳng như mọi quốc gia trên thế giới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ.

Tối 31-8, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân chủ trì Lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022). Xin trân trọng đăng toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước tại buổi lễ:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục