Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy: Giao dịch nhiều lần, giao dịch với nhiều người hưởng lợi là những giao dịch cần phải báo cáo

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/10/2022 | 7:45:13 AM

YênBái - Thảo luận ở tổ chiều 24/10, cùng đại biểu các tỉnh Quảng Nam, Đồng Tháp, Hòa Bình, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Tổ trưởng Tổ thảo luận đã tham gia ý kiến vào Dự thảo nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Dự án luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, Tổ trưởng tổ thảo luận đã tham gia ý kiến vào Dự án luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, Tổ trưởng tổ thảo luận đã tham gia ý kiến vào Dự án luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).


Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền sửa đổi, tại Điều 20 có quy định giám sát một số giao dịch đặc biệt, trong đó tại Khoản 1 quy định đối tượng báo cáo phải giám sát đối với các giao dịch đặc biệt, bao gồm giao dịch có giá trị lớn, bất thường hoặc phức tạp theo quy định của Chính phủ. 

Về điều này, đại biểu cho biết khi nghiên cứu dự thảo Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật thì thấy rằng, Chính phủ cũng chỉ quy định báo cáo đối với các trường hợp giao dịch lớn, bất thường, hoặc giao dịch phức tạp; trong đó giao dịch lớn bất thường là giao dịch rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá giao dịch thường xuyên của khách hàng. 

Về đối tượng báo cáo, đại biểu cho rằng cho rằng quy định như thế chưa đầy đủ. Thực tế có những trường hợp giao dịch nếu nhìn vào mức giao dịch, giá trị giao dịch thì thấy rất bình thường nhưng đối tượng giao dịch có thể giao dịch nhiều lần, giao dịch với nhiều người hưởng lợi trong một khoảng thời gian thì đó cũng là những giao dịch cần phải báo cáo và cần phải kiểm soát.

Thực tế thời gian vừa qua, theo phản ánh của cử tri và nhân dân, có những người có điều kiện sống và thu nhập bình thường nhưng lại có tiền mua nhiều bất động sản trong một khoảng thời gian hoặc có tiền để mở doanh nghiệp, quản lý vận hành doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hoặc thực hiện các dự án có quy mô vốn lớn. 

Có ý kiến nghi ngờ rằng nguồn tiền này được cung cấp từ những người thân hoặc các đối tượng có liên quan từ nước ngoài cho người trong nước đứng tên, mua giúp bất động sản hoặc thực hiện các dự án, hoặc thành lập và quản lý vận hành các doanh nghiệp. 

"Tôi cho rằng, không chỉ các giao dịch có giá trị lớn, bất thường mà kể cả các giao dịch với số lượng nhiều hoặc với tần suất lớn trong một thời gian ngắn, dù rằng giá trị không lớn thì vẫn cần phải báo cáo và phải được kiểm soát” - đại biểu nhấn mạnh.

Bày tỏ đồng tình với ý kiến của một số đại biểu khi tại Điều 25 quy định là các tổ chức tài chính, các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ phi tài chính phải có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn (nội dung này quy định tại Điều 25 với tên điều là "Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo”), đại biểu đề nghị tại tên điều và ở cuối Khoản 1 bỏ cụm từ "phải báo cáo”.

Ngoài ra, khi nghiên cứu dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì có quy định, giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là các giao dịch có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên, đại biểu cho rằng quy định một mức 300 triệu đồng do cho tất cả các loại giao dịch được coi là giao dịch lớn thì không thực sự phù hợp mà phải phân nhóm theo các loại giao dịch khác nhau.

Đại biểu nêu ví dụ, các giao dịch liên quan đến kinh doanh bất động sản; nếu như số tiền 300 triệu đồng thực hiện trong một giao dịch về tư vấn bất động sản, chẳng hạn như môi giới bất động sản, cho thuê bất động, nay định giá bất động sản đó có thể coi là giao dịch lớn. Nhưng số tiền 300 triệu đồng trong giao dịch mua bán bất động sản, nhất là khu vực đô thị thì không phải là lớn vì gần như 100% các giao dịch mua bán bất động sản khu vực đô thị đều có giá trị lớn hơn 300 triệu đồng và đều phải báo cáo (kể cả trường hợp mua nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp thì cũng đều lớn hơn giá trị 300 triệu đồng). "Vì vậy tôi đề nghị giá trị giao dịch lớn cần được quy định với các loại giao dịch khác nhau” - đại biểu Duy nói. 

Vấn đề liên quan đến trì hoãn các giao dịch đáng ngờ hay các giao dịch cho rằng có nguy cơ rửa tiền, đại biểu cho rằng cũng cần phải quy định rõ hơn. Viện dẫn tình trạng hiện nay có nhiều giao dịch mặc dù đáng ngờ nhưng không thông qua các tổ chức tài chính nên không thể có biện pháp ngăn chặn.

Ví dụ, hai người mua bán bất động sản với nhau lập hợp đồng tại văn phòng công chứng và trong đó thỏa thuận là họ tự giao dịch với nhau bằng tiền mặt. Mặc dù, văn phòng công chứng thấy rằng giao dịch đáng ngờ về mặt giá trị, về giá bất động sản nhưng không thể có biện pháp để ngăn chặn hay có biện pháp để trì hoãn giao dịch này. 

Đại biểu đề nghị trong dự thảo luật cũng cần quy định rõ các thức xử lý các giao dịch đáng ngờ nhưng không thông qua tổ chức tài chính, không thông qua các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phi tài chính thì biện pháp để ngăn chặn hay để trì hoãn là như thế nào.

Minh Quang - Hoàng Sâm (lược ghi)

Tags Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV thảo luận trưởng đoàn Đỗ Đức Duy

Các tin khác
Ông Phùng Xuân Nhạ

Ngày 24/10, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Phùng Xuân Nhạ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu ý kiến tại tổ thảo luận.

Chiều nay - 24/10, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái thảo luận ở tổ cùng đại biểu các tỉnh Quảng Nam, Đồng Tháp, Hòa Bình về Dự thảo nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Dự án luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy – Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, Tổ trưởng tổ thảo luận chủ trì thảo luận.

Chiều 24/10, UBND tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban báo chí quý III, triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2022.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình, làm rõ một số vấn đề liên quan đến dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đại biểu Quốc hội nêu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục