Bế mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/11/2022 | 5:16:15 PM

YênBái - Chiều nay - 15/11, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV bế mạc sau 21 ngày làm việc.

Quang cảnh phiên bế mạc Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV. Ảnh NDO
Quang cảnh phiên bế mạc Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV. Ảnh NDO

Trong những ngày làm việc tại Kỳ họp thứ tư, các đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái đã tham gia nhiều ý kiến thảo luận vào các dự thảo và biểu quyết thông qua: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). 

Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023; thông qua Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 

Quốc hội đã xem xét, thảo luận, cho ý kiến vào các dự án luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự. 

Tại kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tham gia thảo luận ở tổ cùng đại biểu các tỉnh Quảng Nam, Đồng Tháp, Hòa Bình về các nội dung theo chương trình nghị sự của Quốc hội. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái làm tổ trưởng các tổ thảo luận.

Tại phiên bế mạc, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tính đến ngày 11/11/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận ý kiến bằng văn bản của 404 đại biểu Quốc hội, trong đó, 356 đại biểu đồng ý hoàn toàn với dự thảo Nghị quyết, 48 đại biểu có ý kiến góp ý cụ thể. Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bổ sung, chỉnh lý một số nội dung trong dự thảo nghị quyết, bảo đảm không trùng lặp về nội dung. 


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự phiên bế mạc Kỳ họp thứ tư

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tiếp nối và phát huy thành công tốt đẹp của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung tâm lực, trí lực giải quyết một khối lượng công việc lớn, quan trọng với sự đồng thuận, nhất trí cao. 

Đã có 1.841 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại 7 phiên thảo luận tổ, 621 lượt đăng ký, 508 lượt đại biểu phát biểu thảo luận và 26 lượt tranh luận tại 26 phiên thảo luận Hội trường; 345 lượt đại biểu đăng ký, 149 lượt đại biểu nêu câu hỏi chất vấn, 22 lượt tranh luận tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. 

Quốc hội đã biểu quyết thông qua 06 luật, 12 nghị quyết chuyên đề và Nghị quyết chung của Kỳ họp; thảo luận về việc tiếp thu, chỉnh lý và cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác. 

Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy (thứ 5 từ trái sang) trao đổi cùng các đại biểu Quốc hội bên lề kỳ họp. Ảnh Minh Đông (TTXVN)
Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy (thứ 5 từ trái sang) trao đổi cùng các đại biểu Quốc hội bên lề kỳ họp. Ảnh: Minh Đông (TTXVN)

Khái quát kết quả Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước, Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công năm 2022. 

Quốc hội vui mừng, đánh giá cao những kết quả quan trọng, nổi bật, khá toàn diện đã đạt được cả về phát triển kinh tế, xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh; an sinh xã hội; chăm sóc người có công và công tác đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã góp phần nâng cao vị thế, vai trò, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Quốc hội cũng lưu ý, trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023, dự báo tình hình kinh tế và chính trị - an ninh thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất tăng cao; thị trường tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân còn nhiều khó khăn. 

Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong mọi tình huống; siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, tập trung giải quyết căn cơ, có kết quả cụ thể các yếu kém, điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công, trong xử lý các tổ chức tín dụng, các dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; việc thiếu hụt nguồn cung xăng dầu, tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế, giáo dục và thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế…; tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu; chung sức, đồng lòng, phát huy tinh thần tự cường, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất Kế hoạch năm 2022 và 2023, tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng…

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, sự ủng hộ, giám sát của cử tri và nhân dân cả nước, sự phối hợp của Chủ tịch nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức hữu quan, cùng với Nội quy kỳ họp Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp này, hoạt động của Quốc hội nhất định sẽ ngày càng có chất lượng cao hơn, dân chủ hơn, sáng tạo, quyết liệt và thiết thực hơn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

YBĐT

Các tin khác
Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy (thứ 5 từ trái sang) trao đổi cùng các đại biểu Quốc hội bên lề kỳ họp. Ảnh Minh Đông (TTXVN)

Đầu phiên họp chiều nay, 15/11, với 473 đại biểu Quốc hội (QH) tham gia biểu quyết tán thành (bằng 94,98% tổng số đại biểu QH), QH đã thông qua Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô. Theo đó, sẽ thí điểm đấu giá biển số xe ô tô từ ngày 1/7/2023.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Nội quy kỳ họp sáng 15-11.

Đó là quy định tại Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua.

Sáng 15.11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội.

Ngày 15/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) và một số nghị quyết, trong đó có Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số xe ôtô; nghị quyết về hoạt động chất vấn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục