52 huyện và 1.037 xã trên cả nước sắp được sáp nhập

  • Cập nhật: Chủ nhật, 9/4/2023 | 8:44:57 AM

Từ nay tới năm 2025, dự kiến có 52 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.037 cấp xã trên cả nước thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý được đề cập trong tờ trình dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Tờ trình do Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký, gửi Chính phủ.

Chuẩn bị sáp nhập 52 huyện và hơn 1.000 xã

Bộ Nội vụ đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đồng thời 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định.

Những đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định... cũng nằm trong diện sắp xếp, sáp nhập.

Đến năm 2030, Bộ Nội vụ cho biết sẽ hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã còn lại có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định.

Đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định... cũng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập giai đoạn đến năm 2030.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, giai đoạn 2019-2021, sau sắp xếp tuy đã giảm được 8 cấp huyện và 561 cấp xã, đến nay, đa số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định của Nghị quyết số 1211 và Nghị quyết số 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cụ thể, tổng số có 705 đơn vị hành chính cấp huyện. So với tiêu chuẩn quy định về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, có 127 huyện (chiếm 18,01%) có cả 2 tiêu chuẩn đạt từ 100% trở lên; 382 đơn vị (chiếm 54,18%) có 1 tiêu chuẩn đạt từ 100% trở lên và 1 tiêu chuẩn chưa đạt 100%;

196 đơn vị (chiếm 27,80%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 100%; 89 đơn vị (chiếm 12,62%) có 1 tiêu chuẩn chưa đạt 100% và 1 tiêu chuẩn chưa đạt 50%; có 52 đơn vị (chiếm 7,38%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 70% và 8 đơn vị cấp huyện (chiếm 1,13%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 50%.

52 huyện và 1.037 xã trên cả nước sắp được sáp nhập - 2
Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) từ 31 xã, thị trấn sáp nhập còn 22 xã, thị trấn. 9 trụ sở xã không được sử dụng, bỏ hoang (Ảnh: Tiến Hiệp).

Đối với cấp xã, có tổng số 10.599 đơn vị hành chính, so với tiêu chuẩn quy định về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, có 2.438 đơn vị hành chính cấp xã (chiếm 23,00%) có cả 2 tiêu chuẩn đạt từ 100% trở lên.

Ngoài ra, còn 5.249 xã (chiếm 49,52%) có 1 tiêu chuẩn đạt từ 100% trở lên và 1 tiêu chuẩn chưa đạt 100%; 1.629 đơn vị (chiếm 15,37%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 80%; 1.037 đơn vị (chiếm 9,78%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 70%; 133 đơn vị (chiếm 1,25%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 50%.

Như vậy, từ nay tới năm 2025, dự kiến có 52 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.037 đơn vị cấp xã trên cả nước thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.

Bộ Nội vụ đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc soạn thảo, trình dự thảo nghị quyết theo thủ tục rút gọn đồng thời với quá trình xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.

Những huyện, xã không bắt buộc sắp xếp, sáp nhập

Tại dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, Bộ Nội vụ đề xuất các trường hợp không bắt buộc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 gồm:

- Có vị trí biệt lập với các đơn vị hành chính khác (có toàn bộ đường địa giới đơn vị hành chính đi qua núi, sông, suối, hồ, biển và khó tổ chức giao thông thuận lợi kết nối với đơn vị hành chính liền kề).

- Có đường địa giới đơn vị hành chính đã hình thành ổn định từ trước năm 1945 và đến nay chưa có sự thay đổi, điều chỉnh lần nào.

- Đơn vị hành chính cấp xã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công nhận là xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh hoặc được Bộ trưởng Bộ Công an công nhận là xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.

- Đơn vị hành chính cấp huyện có từ 50% đơn vị hành chính cấp xã trở lên được công nhận là xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh hoặc xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.

- Đơn vị hành chính nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành đơn vị hành chính đô thị trong giai đoạn 2023-2030 (bao gồm cả đơn vị hành chính nông thôn đã được quy hoạch nhập vào đơn vị hành chính đô thị).

Theo Bộ Nội vụ, trong giai đoạn 2023-2025 không bắt buộc thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã được sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021.

Trong giai đoạn 2026-2030 không bắt buộc thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã được sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021 và giai đoạn 2023-2025.


Kết quả sắp xếp, sáp nhập cấp huyện, xã trên cả nước giai đoạn 2019-2021



(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Ủy ban MTTQ TP Yên Bái và Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Những năm qua, MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể và chính quyền các địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh. Trong đó phải kể đến sức lan tỏa của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 8/4, Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ diễn tập KVPT tỉnh năm 2023. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo diễn tập KVPT tỉnh dự và chủ trì Hội nghị.

Sáng 8/4, Huyện ủy Yên Bình tổ chức các hội nghị thực hiện công tác quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và xây dựng quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031.

Lãnh đạo tỉnh Yên Bái và cấp ủy, chính quyền huyện Văn Chấn cùng người dân địa phương tham gia xây dựng nông thôn mới.

Năm 2018, xã Sơn Lương-một xã vùng cao của huyện miền núi Văn Chấn (Yên Bái) còn bộn bề khó khăn. Toàn xã chỉ đạt 8/19 tiêu chí nông thôn mới; nhiều tiêu chí đạt chưa vững chắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục