Quốc hội sẽ sửa quy định lấy phiếu tín nhiệm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/4/2023 | 9:16:17 AM

Quốc hội dự kiến sửa đổi quy định về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn tại kỳ họp tháng 5.

Đại biểu Quốc hội làm việc tại phòng Diên Hồng, kỳ họp thứ 4, tháng 11/2022.
Đại biểu Quốc hội làm việc tại phòng Diên Hồng, kỳ họp thứ 4, tháng 11/2022.

Nội dung này vừa được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 15, khai mạc ngày 22/5.

Sau khi Ủy ban Thường vụ trình Quốc hội dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND hoặc phê chuẩn, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ và hội trường trước khi biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp.

Việc sửa đổi nghị quyết nhằm thể chế hóa một số nội dung mới trong Quy định 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị được Bộ Chính trị ban hành hồi tháng 2.

Theo Nghị quyết 85/2014, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.

Còn theo Quy định 96/2023 của Bộ Chính trị, người có trên 1/2 nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp sẽ bị đưa ra khỏi quy hoạch chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ các chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác; cho từ chức; hoặc sẽ bỏ phiếu tín nhiệm. Người có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp sẽ bị miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ đến hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm.

Như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm được dùng để đánh giá cán bộ, chứ không phải chỉ để "tham khảo trong đánh giá cán bộ" như trước đây.

Tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm là bản lĩnh chính trị; phẩm chất, đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm trong công việc; thái độ phục vụ nhân dân; liêm chính, trung thực, công tâm, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ; ý thức kỷ luật, chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; sự phân công của tổ chức; khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm.

Quốc hội khóa 15 sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn vào kỳ họp thứ 6, khai mạc tháng 10/2023. Chức danh do Quốc hội bầu gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước. Các chức danh Quốc hội phê chuẩn, gồm phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Quốc hội từng lấy phiếu tín nhiệm ba lần vào tháng 6/2013, tháng 11/2014 và tháng 10/2018, bằng cách bỏ phiếu kín với ba mức độ tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp. Trong cả ba lần, không có ai bị trên 50% tín nhiệm thấp.

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Sáng nay – 21/4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị lần thứ 19 (mở rộng). Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã khai mạc Hội nghị. Báo Yên Bái xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại Hội nghị!

Sáng nay - 21/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị lần thứ 19 (mở rộng).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân nước Cộng hòa Cuba Esteban Lazo Hernandez.

Chủ tịch Quốc hội Cuba đã có công lao to lớn trong việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai Quốc hội và nhân dân hai nước Việt Nam-Cuba.

Các cấp ủy Đảng trong tỉnh đã quan tâm, chú trọng tạo môi trường thuận lợi để cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiếu số rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. (Ảnh minh họa)

Ngày 8/8/2018, Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Đề án số 11 (ĐA11) về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS) thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”. Đề án có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, đồng thời thể hiện tầm nhìn chiến lược về công tác cán bộ của tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục