Văn Yên tăng tốc thực hiện ba khâu đột phá chiến lược

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/2/2025 | 8:04:48 AM

YênBái - Năm 2025 đánh dấu giai đoạn quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XVI và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2026). Nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra, ngay từ cuối năm 2024, Huyện ủy đã bám sát Chương trình hành động số 246 của Tỉnh ủy, ban hành kế hoạch thực hiện với phương châm “Bứt phá, quyết liệt, kỷ cương, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, tập trung vào ba khâu đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh.

Lãnh đạo UBND huyện Văn Yên kiểm tra mô hình trồng dâu của người dân xã An Thịnh.
Lãnh đạo UBND huyện Văn Yên kiểm tra mô hình trồng dâu của người dân xã An Thịnh.

 
Năm 2024, Văn Yên tăng tốc thực hiện ba khâu đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái, đạt nhiều kết quả nổi bật. Huyện duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế - lao động chuyển dịch tích cực. Nông nghiệp phát triển mạnh với vùng quế gần 60.000 ha, đưa Văn Yên trở thành "thủ phủ” quế lớn nhất cả nước. Hạ tầng kinh tế - xã hội hoàn thiện, tỷ lệ kiên cố hóa đường giao thông nông thôn đạt 91%. Đặc biệt, huyện về đích nông thôn mới trước một năm so với kế hoạch.

Trên quan điểm, năm 2025, Văn Yên sẽ bứt phá mạnh mẽ, quyết liệt về đích thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, trước mắt huyện tập trung hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị năm 2025 theo Chương trình hành động số 246 của Tỉnh ủy với 5 nhóm nhiệm vụ, trọng tâm là 3 khâu đột phá chiến lược được xác định từ đầu nhiệm kỳ.  

Đồng chí Vũ Minh Huê - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết: "Huyện ủy đã quán triệt và xác định, năm 2025 vừa là năm bản lề vừa là năm bứt phá để tăng tốc, về đích, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện đã đề ra; tạo nền tảng quan trọng để vững tâm thế bước vào nhiệm kỳ mới với khát vọng, quyết tâm đưa huyện Văn Yên ngày càng phát triển”.

Theo đó, Văn Yên tập trung thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể. Huyện nghiêm túc triển khai các nghị quyết, đề án, chương trình mục tiêu quốc gia nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. 

Cải cách hành chính được đẩy mạnh theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ. Huyện cũng đầu tư hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Đồng thời, khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ phong trào khởi nghiệp, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Văn Yên cũng đổi mới hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, phát triển hợp tác xã và tổ hợp tác, phấn đấu có ít nhất 6 dự án đầu tư, thành lập mới 35 doanh nghiệp, 12 hợp tác xã và 50 tổ hợp tác. 


Lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại xã Quang Minh. 

Cùng với đó, huyện tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng nông thôn, hạ tầng đô thị và hạ tầng cụm công nghiệp. Ngay trong những ngày đầu của năm 2025, Văn Yên đã triển khai có hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2025; chủ động tìm kiếm, huy động, lồng ghép nguồn lực từ ngân sách và các nguồn vốn ngoài ngân sách, đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp và trong nhân dân để phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó tập trung vào phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng các cụm công nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế… 

Đồng thời, tiến hành rà soát, cân đối bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư trong năm 2025; chú trọng bố trí nguồn vốn xây dựng, củng cố các hạng mục kết cấu hạ tầng trọng điểm, tạo sức lan tỏa và kết nối sự phát triển; thực hiện nghiêm các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, chống thất thoát, lãng phí; tăng cường giám sát đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thi công và tiến độ giải ngân các dự án công trình xây dựng cơ bản để sớm đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện hiệu quả Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia, đóng góp nhân lực, vật lực, hiến đất làm đường; tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng đô thị - nông thôn gắn với công tác quản lý, sử dụng đất đai; thu hút, huy động các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư hạ tầng thương mại, du lịch, hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp...; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi. 
Huyện cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với thị trường lao động và giải quyết việc làm; tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để người lao động phát huy phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến, tạo sức mạnh nội sinh thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống. 

Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung cho nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số; tạo việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; xây dựng đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp, nhất là người đứng đầu và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thực hiện hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo; tăng cường xã hội hóa công tác đào tạo nghề, khuyến khích các cơ sở giáo dục dạy nghề ngoài công lập và doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...

Từng bước thực hiện cơ chế tự chủ, đặt hàng trong đào tạo nghề; thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách tạo việc làm mới và giải quyết việc làm cho lao động địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề; thực hiện có hiệu quả Đề án chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động bằng nhiều hình thức kết nối cung - cầu lao động; tăng cường phối hợp với doanh nghiệp để tuyển dụng lao động; thu thập, phân tích dữ liệu thị trường để làm tốt công tác dự báo nhu cầu lao động; chú trọng liên kết đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp, các nhà đầu tư tại địa phương; đẩy mạnh xuất khẩu lao động… 

Huyện phấn đấu trong năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 75% trở lên, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên được cấp văn bằng, chứng chỉ đạt 40%; tạo việc làm mới có thu nhập ổn định cho trên 2.700 lao động; chuyển dịch 1.200 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Cùng với đó, huyện, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến vào canh tác, chế biến sâu nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản; đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất, công tác quản lý nhà nước; khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với định hướng phát triển của địa phương.

Dưới sự lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, cùng tinh thần quyết tâm, đoàn kết của cả hệ thống chính trị và nhân dân, Văn Yên đang từng bước hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện. Việc tập trung triển khai ba khâu đột phá chiến lược không chỉ góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực mà còn tạo động lực thúc đẩy Văn Yên bứt phá mạnh mẽ, sẵn sàng bước vào giai đoạn mới với khát vọng vươn lên. Với sự nỗ lực không ngừng, tin tưởng rằng, năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng, đưa Văn Yên vững vàng tiến tới một tương lai phát triển toàn diện, bền vững.

Ngọc Sơn

Tags Văn Yên ba khâu đột phá đào tạo nghề Chương trình hành động số 246 doanh nghiệp cán bộ nông dân

Các tin khác
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: “Trên thế giới chưa có nước nào có đơn vị hành chính cấp huyện, xã mà lớn, khủng khiếp như Việt Nam, kể cả đơn vị hành chính cấp tỉnh cũng vậy”.

Nước ta hiện có 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương. Số lượng đơn vị cấp huyện thời gian qua có sự sắp xếp, sáp nhập, song vẫn còn 696 (giảm 9 đơn vị); số cấp xã là 10.035 (giảm 563 đơn vị).

Báo Tuyên Quang vinh dự được nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.

Sáng 22/2, Báo Tuyên Quang long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm xuất bản số báo đầu tiên (3/2/1965 - 3/2/2025). Dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang; Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.

Ngày 21/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch CPP, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen đồng chủ trì. Đây là sự kiện quan trọng nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia trong tình hình mới.

Quang cảnh Hội nghị.

Sáng ngày 21/2, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục