Công tác cán bộ - Những tồn tại cần khắc phục

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước” ở Yên Bái đã tạo ra những chuyển biến quan trọng trong công tác cán bộ; đồng thời cũng bộc lộ những tồn tại cần khắc phục.

Một điểm dễ nhận thấy là công tác đánh giá cán bộ tuy đã được cấp uỷ các cấp tiến hành hằng năm; nhưng trong đánh giá, đấu tranh phê bình, tự phê bình vẫn còn biểu hiện nể nang, né tránh, chưa đánh giá đúng thực chất mọi mặt của cán bộ. Việc bố  trí sử dụng cán bộ có trường hợp chưa được công tâm, dân chủ còn nặng về cơ cấu, chưa lấy hiệu quả công tác và tín nhiệm của cán bộ công chức làm cơ sở.

Do chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác qui hoạch cán bộ; một số cấp uỷ triển khai còn chậm, mang tính hình thức; chưa mạnh dạn bố trí nguồn cán bộ trẻ được đào tạo bài bản vào vị trí kế cận cũng như có hướng đào tạo bồi dưỡng phát triển thay thế lớp cán bộ chưa cập về trình độ chuyên môn; thậm trí có nơi còn qui hoạch tuỳ tiện chưa đúng qui trình. Không những vậy, vẫn còn cấp uỷ cơ sở xác định và quyết định cơ cấu chưa gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương; còn có biểu hiện cục bộ, khép kín, dòng họ. Chất lượng cán bộ đưa vào qui hoạch một số chức danh ở cơ sở chưa đáp ứng tầm chiến lược trong công tác cán bộ.

Vì thiếu đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, nên một số cấp uỷ chưa chủ động được nguồn cán bộ; đặc biệt ở các huyện vùng cao, xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn nên có lúc, có nơi cán bộ phải bố trí gượng ép, chiếu cố về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ. Bên cạnh đó, công tác luân chuyển cán bộ chưa nhiều; việc luân chuyển cán bộ quản lý cấp phòng từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã, từ xã sang xã còn ít; luân chuyển cán bộ cấp phòng từ sở, ngành, đoàn thể này sang sở ngành khác hầu như chưa có chủ yếu theo nguyện vọng cá nhân.

Việc luân chuyển cũng chưa đồng bộ giữa các ngành, các địa phương, chưa mạnh dạn kiên quyết luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng ở tỉnh, huyện xuống giữ vị trí chủ chốt ở cấp huyện, xã. Cán bộ luân chuyển xuống cơ sở còn khó khăn về đời sống; nơi ăn ở, phương tiện đi lại.

Hiện vẫn còn một bộ phận cán bộ ngại học tập, không đủ trình độ học vấn để cử đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Cán bộ chủ chốt xã chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ có trình độ học vấn tiểu học còn cao, chưa đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo quản lý trong tình hình hiện nay. Vẫn còn nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến giải quyết  công việc tuỳ tiện không đúng qui định còn để xảy ra vụ việc gây bức xúc trong nhân dân. Do một số cấp uỷ buông lỏng công tác quản lý cán bộ; chưa phát hiện, chấn chỉnh các vi phạm kịp thời nên cá biệt có cán bộ lãnh đạo, quản lý còn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc quản lý kinh tế; thiếu tinh thần trách nhiệm, quan liêu, xa rời cơ sở dẫn đến vi phạm qui định của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải xử lý kỷ luật.

Một tồn tại nữa là chính sách đãi ngộ đối với cán bộ theo qui định chưa được kịp thời bổ sung, sửa đổi, vì vậy chưa tạo ra động lực khuyến khích các bộ yên tâm công tác, hoặc đến công tác tại các địa bàn khó khăn. Việc đầu tư, ưu tiên cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa nhiều; chưa có chính sách phù hợp thu hút cán bộ có chất lượng cao về các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; cơ chế, giải pháp chưa đủ mạnh tạo sức hấp dẫn với sinh viên và cán bộ có trình độ đại học về công tác ở cơ sở.

Còn một số trường hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và qui hoạch sử dụng; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng còn thấp; một số nội dung, chương trình chưa sát thực tế. Cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ nữ tuy đã được đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn, bố trí sử dụng song vẫn còn hẫng hụt do chưa chủ động về nguồn để thay thế kịp thời khi có yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do nhận thức về chiến lược cán bộ của một số cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự Đảng, thủ trưởng cơ quan đơn vị chưa sâu sắc; chưa thấy rõ yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH và trách nhiệm của cấp, ngành mình trong công tác cán bộ. Tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm, khép kín trong công tác cán bộ tuy đã khắc phục được nhiều, song vẫn còn một bộ phận cán bộ đảng viên chưa nêu cao ý thức trách nhiệm trước Đảng, vẫn còn biểu hiện cơ hội, không chịu học tập, rèn luyện. Sự thiếu tu dưỡng, học tập, làm việc theo kiểu kinh nghiệm, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa vẫn tồn tại trong một bộ phận cán bộ công chức.

Cán bộ bộ vi phạm vẫn còn tình trạng xử lý không cương quyết, nên không mang tính giáo dục, khích lệ cán bộ, đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Cấp uỷ, tổ chức Đảng và người đứng đầu cơ quan đơn vị ở một số nơi trong cơ chế mới còn nặng về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công tác trước mắt; chưa dành thời gian, công sức, trí tuệ cho xây dựng đội ngũ cán bộ cũng như qui hoạch, đào tạo chuẩn bị cán bộ kế cận…

Ở  một số cấp uỷ, tổ chức Đảng công tác quản lý, giáo dục cán bộ bị buông lỏng; vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo né tránh, ngại va chạm trong phê bình và tự phê bình. Một nguyên nhân nữa là cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ ở một số cấp, ngành, cơ quan, đơn vị năng lực trình độ còn bất cập chưa ngang tầm nhiệm vụ; một số ít làm công tác tổ chức yếu về phẩm chất đạo đức làm việc thiếu công tâm khách quan.

Từ thực tế tồn tại, cũng như nguyên nhân trên; Đảng bộ Yên Bái đã rút ra bài học kinh nghiệm là phải quán triệt sâu sắc nghị quyết tới từng Đảng bộ, chi bộ, cán bộ, đảng viên; chương trình hành động thực hiện nghị quyết phải sát với từng địa phương đơn vị; thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, chống tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ, khép kín.

Đồng thời, Đảng bộ thực hiện đúng đắn, nhất quán chính sách đãi ngộ cán bộ của Đảng và Nhà nước trên cơ sở chủ động vận dụng sáng tạo vào địa phương để giải quyết đúng đắn công bằng các lợi ích; thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, phát huy trách nhiệm của các tổ chức chính trị và người đứng đầu cơ quan tổ chức thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; kết hợp chặt chẽ kiện toàn tổ chức với tinh giản biên chế và tiêu chuẩn hoá với từng chức danh cán bộ. Đảng bộ tỉnh Yên Bái coi đó là những giải pháp quan trọng để khắc phục tồn tại xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

Mạnh Hưng

Các tin khác
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp 
Bộ trưởng Ngoại giao CH Trung Phi

Ngày 11-11, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Pháp ngữ nước Cộng hòa Trung Phi Dieudonne Kombo Yaya đang ở thăm Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với các nước châu Phi, trong đó có Cộng hòa Trung Phi.

Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh

Với thời gian gói gọn trong vòng 100 phút ngắn ngủi trên nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh đã giải quyết xong 16 câu hỏi chất vấn tại hội trường xoay quanh hai nhóm vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng nhất hiện nay là việc điều hành thuế và cơ chế giá trong tình hình lạm phát gia tăng.

Nông dân ĐBSCL điêu đứng vì giống lúa IR 50404. Ông Nguyễn Văn Đồng nói: “Lúa để năm tháng nay đã bị ẩm vàng rồi mà cũng chưa bán được”

Tiếp tục phiên chất vấn các thành viên Chính phủ ngày 11-11, các đại biểu quốc hội ở vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long thay nhau chất vấn Bộ trưởng bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Cao Đức Phát về chủ trương cho dừng xuất khẩu gạo hồi tháng 4 khiến nông dân phải chịu nhiều thiệt hại.

YBĐT - Ngày 11/11/2008, Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Yên Bái đã họp đánh giá tình hình thực hiện cuộc vận động trong 10 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới. Đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái, Trưởng Ban chỉ đạo cuộc vận động chủ trì cuộc họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục