Thực hiện Qui chế dân chủ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/4/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Năm 2008 là năm thứ mười triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Qui chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo cấp tỉnh Yên Bái, việc xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể của tỉnh.

Ngày hội đại đoàn kết ở Lâm Thượng (Lục Yên).
Ngày hội đại đoàn kết ở Lâm Thượng (Lục Yên).

Ban chỉ đạo thực hiện QCDC các cấp tiếp tục được bổ sung, kiện toàn, công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuyển mạnh theo hướng chương trình hoá, hướng về cơ sở, cụ thể và gắn sát với thực tế, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở.

Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đến nay đã được 180/180 xã, phường, thị trấn triển khai, phổ biến bằng nhiều hình thức. Hơn 85% đại diện hộ gia đình đã được học tập các nội dung cơ bản như: những nội dung công khai để nhân dân được biết, được quyết định trực tiếp, được bàn và biểu quyết; được tham gia ý kiến...

Nội dung Pháp lệnh thực hiện dân chủ còn được lồng gắn, bổ sung vào hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ nhân dân: 57% xã, phường, thị trấn và 73% thôn, bản, tổ nhân dân đã thực hiện xây dựng, bổ sung quy ước, hương ước thực hiện dân chủ, nhiều bản hương ước đã được các phòng chuyên môn thẩm định. Hiện nay, toàn tỉnh có 180/180 xã, phường, thị trấn có ban thanh tra nhân dân và trên 2.300 tổ hoà giải. Qua hoạt động giám sát của ban thanh tra nhân dân đã phát hiện 600 vụ việc đề xuất với chính quyền giải quyết được 596 vụ việc ngay tại cơ sở, các tổ hoà giải cũng đã giải quyết từ cơ sở được 82% vụ việc nảy sinh trong nhân dân...

Đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, hầu hết các cơ quan, đơn vị đã cụ thể hoá các nội dung của QCDC ở cơ sở vào trong quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị như: thực hiện công khai minh bạch chế đo, chính sách thu, chi tài chính, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật... Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hoá chủ trương của trung ương về xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở còn được gắn với việc cải cách thủ tục hành chính. 180/180 xã, phường, thị trấn và 31 cơ quan, đơn vị đã triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”.

Trong các doanh nghiệp nhà nước đều có ban chỉ đạo thực hiện QCDC, tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong thực hiện QCDC. Người lao động được biết, được bàn, được tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, phân công lao động, xây dựng định mức khoán, phân chia lợi nhuận, tiền công, tiền thưởng... 100% doanh nghiệp đã có ban thanh tra nhân dân, hoạt động của ban giúp cho ban giám đốc doanh nghiệp giải quyết tốt những vướng mắc của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động về những khó khăn trong quá trình sản xuất... Việc thực hiện QCDC trong các doanh nghiệp đã tác động trực tiếp đến việc củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần tăng cường đoàn kết nội bộ, thực hiện cải cách hành chính, sắp xếp lại tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đồng thời với việc triển khai Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, đến nay, đã có 63/184 công ty cổ phần, công ty TNHH và 27/196 doanh nghiệp tư nhân triển khai thực hiện Nghị định 87/NĐ-CP về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong công ty cổ phần và công ty TNHH, với các nội dung cơ bản như: 7 việc cần công khai để CNLĐ được biết, 4 việc được bàn và quyết định trực tiếp, 7 việc được tham gia ý kiến, 8 việc giám sát, kiểm tra. Các công ty cổ phần đã tổ chức ký thoả ước lao động tập thể, tổ chức được đại hội cổ đông đúng qui định, vai trò của tổ chức công đoàn được phát huy. Hơn 80% số công ty có ban kiểm soát, kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, góp phần cơ bản đảm bảo chế độ, quyền lợi của người lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Việc thực hiện QCDC đã tác động tích cực thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển, tuy nhiên hoạt động của một số Ban chỉ đạo chưa thực sự nề nếp, chưa theo đúng quy chế, nhất là cấp cơ sở. Việc triển khai Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn còn chậm; thực hiện QCDC trong công ty cổ phần, công ty TNHH theo Nghị định 87/2007/NĐ-CP chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng. Một số địa phương, việc thực hiện QCDC còn bị xem nhẹ, nhất là trong việc giao đất, giao rừng, đền bù giải phóng mặt bằng, phân phối lương thực cứu đói giáp hạt cho hộ nghèo ở vùng cao chưa đúng quy định... gây bức xúc trong một bộ phận nhân dân. Đáng quan tâm là việc khiếu kiện của nhân dân ba xã Việt Cường, Kiên Thành, Y Can của huyện Trấn Yên và các vụ việc liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng ở tổ nhân dân số 10 thị trấn Yên Bình trên tuyến đường Km5 Yên Bái-Yên Bình và đền bù ở tuyến Minh An - Đèo Khế thời gian đầu năm; vụ việc một số người dân ngăn cản doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở xã Nậm Búng (Văn Chấn)...

Các vụ việc đến nay đã được giải quyết, song đó là những bài học kinh nghiệm cho các địa phương, đơn vị, cơ sở nhận thức và quan tâm xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ sở tốt hơn.

P.V

Các tin khác

Ông Lê Hoài Trung, Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế (Bộ Ngoại giao) vừa cho biết, Việt Nam đang tiến hành các công tác chuẩn bị nhằm đảm nhiệm tốt Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) lần thứ 2 vào tháng 10/2009.

Chiều 31.3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì họp báo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra từ ngày 30.3 đến ngày 1.4.

Thị xã Nghĩa Lộ hôm nay.
(Ảnh: Thanh Ba)

YBĐT - Thị xã Nghĩa Lộ có 7 xã, phường với gần 30 nghìn nhân khẩu, là cái nôi văn hóa khu vực miền Tây của tỉnh Yên Bái, nơi hội tụ một nền văn hóa đặc sắc, phong phú của 17 dân tộc cùng cư trú. Một vấn đề lớn đặt ra đối với cấp ủy, chính quyền thị xã là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa phải làm sao vừa lựa chọn, phát huy các giá trị truyền thống tiêu biểu của từng tộc người, vừa tuyên truyền, vận động bài trừ những tập tục lạc hậu trong số ít cộng đồng dân cư.

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2009

Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2009 khai mạc sáng 30/3 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng lần đầu tiên đã thực hiện nối mạng truyền hình trực tuyến với Chủ tịch UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT là đơn vị cung cấp toàn bộ hạ tầng kỹ thuật cho phiên họp này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục