Bộ Chính trị yêu cầu: Đảm bảo sự bền vững của chính sách dân số

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/4/2009 | 12:00:00 AM

Tại Kết luận số 44-KL/TW của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47- NQ/TW, ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, Bộ Chính trị đã khẳng định, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Có sự chuyển biến về hôn nhân và sinh đẻ của người dân, ngày càng có nhiều người kết hôn, sinh con phù hợp hơn với lứa tuổi, sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế và số lần sinh ít con (tổng tỷ suất sinh đã giảm từ 2,11 năm 2005 xuống còn 2,07 năm 2007); chất lượng dân số từng bước được nâng lên.

Sinh con phù hợp với lứa tuổi đảm bảo được sức khỏe và có điều kiện tốt phát triển kinh tế.
Sinh con phù hợp với lứa tuổi đảm bảo được sức khỏe và có điều kiện tốt phát triển kinh tế.

Những thành tựu của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo của nhân dân.

Tuy nhiên, theo Bộ Chính trị đánh giá: Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình vẫn còn những khuyết điểm và yếu kém như mức sinh giảm chậm, chưa vững chắc, có sự khác biệt giữa các vùng, miền, còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại; khu vực nông thôn chưa đạt mức sinh thay thế và mức giảm sinh rất chậm; tình trạng mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh đã đến mức báo động. Sức khỏe bà mẹ, trẻ em và chỉ số suy dinh dưỡng cải thiện chậm. Tỷ lệ dân số bị thể lực kém, trí tuệ giảm có xu hướng gia tăng… 

Nguyên nhân của những khuyết điểm, yếu kém trên là do một số cấp ủy đảng và chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt khi có biến động về tổ chức làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Trong chỉ đạo còn có biểu hiện thiếu tập trung, thiếu quyết liệt, thiếu những giải pháp thiết thực, chưa phát huy tốt vai trò của cơ quan tham mưu. Một bộ phận cán bộ, đảng viên không gương mẫu nhưng chưa bị xử lý nghiêm các vi phạm.

Để tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 47-NQ/TW, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội và toàn xã hội tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết số 47-NQ/TW đã đề ra.

Những trọng tâm cần tập trung chú ý là: Kiên trì thực hiện mục tiêu gia đình ít con để nuôi dạy cho tốt, mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con để duy trì vững chắc mức sinh thay thế và quy mô dân số nước ta không quá 100 triệu người vào năm 2020, tạo cơ sở vững chắc để ổn định quy mô dân số ở mức 115 - 120 triệu người vào giữa thế kỷ 21. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Bộ Chính trị yêu cầu các cấp, các ngành và địa phương chủ động kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân sâu xa làm mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh; xử lý nghiêm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi. Phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chương trình việc làm và đào tạo nghề nhằm tăng tỷ lệ việc làm, tận dụng cơ hội của thời kỳ cơ cấu dân số vàng để phát huy nguồn lao động dồi dào, tạo công ăn việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề.

Phát triển các dịch vụ xã hội thích ứng với giai đoạn cơ cấu dân số già ở nước ta từ năm 2015; từng bước hoàn thiện chế độ an sinh tuổi già; tăng cường giáo dục, truy cứu trách nhiệm người vi phạm chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ theo quy định của pháp luật.

Cải thiện quản lý dân số theo phương thức quản lý dịch vụ công, ứng dụng công nghệ hiện đại xây dựng hệ cơ sở dữ liệu dân số - kế hoạch hóa gia đình thống nhất trong phạm vi toàn quốc, đáp ứng nhu cầu sử dụng chung của các bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức trong toàn xã hội và đảm bảo sự thuận tiện đối với người dân và yêu cầu cải cách nền hành chính quốc gia.

Bộ Chính trị đã giao Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Y tế thường xuyên, chủ động hơn nữa trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị tại các địa phương, ban, ngành, đoàn thể và báo cáo định kỳ cho Ban Bí thư.

* Bộ Chính trị cũng vừa có kết luận về 3 năm thực hiện nghị quyết về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và 5 năm thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.

Sau khi nêu rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan của các khuyết điểm, yếu kém, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội và toàn xã hội tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ và tích cực hơn nữa 5 quan điểm của Đảng về công tác y tế, các mục tiêu và 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được đề ra trong Nghị quyết số 46-NQ/T.Ư. Trước mắt, cần tập trung vào một số điểm: Tổ chức sắp xếp hệ thống y tế công, đặc biệt là y tế cơ sở, tạo ra mô hình hợp lý và ổn định dựa trên quản lý theo ngành đối với y tế địa phương (từ tuyến tỉnh trở xuống).

Ngoài ra, trước mắt cần cho phép vận dụng làm thí điểm mô hình y tế cơ sở theo thông tư liên tịch Liên bộ Nội vụ và Y tế. Đổi mới cơ chế hoạt động, quản lý về tài chính, nhân lực của các cơ sở y tế công, từng bước áp dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích phát triển và mở rộng các cơ sở y tế tư nhân.

Tích cực chỉ đạo và thực hiện nghiêm các chính sách đối với người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người già, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách xã hội; vận động và hỗ trợ người cận nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế; quan tâm đến sức khỏe người lao động, đặc biệt là công nhân tại các khu công nghiệp; y tế trường học.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý Nhà nước về y tế; cải cách mạnh mẽ thủ tục khám bệnh, chữa bệnh nhằm giảm phiền hà cho nhân dân; tăng cường quản lý Nhà nước đối với bảo hiểm y tế; tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý giá thuốc, quản lý hành nghề y dược tư nhân; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao y đức và trách nhiệm của cán bộ y tế, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về y tế.

Cơ cấu lại nguồn tài chính cho y tế để tiến đến nguồn tài chính công (ngân sách Nhà nước và bảo hiểm y tế) chiếm một tỷ trọng cao (ít nhất là trên 50%) trong tổng ngân sách chi tiêu y tế từ tất cả các nguồn; ưu tiên sử dụng ngân sách Nhà nước cho y tế dự phòng, đầu tư cải tạo, nâng cấp các cơ sở y tế, đặc biệt là các vùng khó khăn.

Ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác y tế, đồng thời không ngừng đổi mới cơ chế tiền lương cho cán bộ y tế theo hướng được hưởng như giáo viên...

(Theo SGGP)

Các tin khác
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tiếp ông James McCormaca.

Chiều 8/4, tiếp ông James McCormaca, Giám đốc điều hành Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Fitch, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh, mặc dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn thu hút được nguồn vốn ODA, FDI ở mức khá.

Đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

YBĐT - Ngày 7/4, các đồng chí: Hoàng Xuân Lộc – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Bình – Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong thời gian qua.

Các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh ký kết quy chế phối hợp công tác năm 2009.

YBĐT - Ngày 7/4/2009, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa Uỷ ban MTTQ với HĐND và UBND tỉnh năm 2008, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2009. Đồng chí Hoàng Thương Lượng - Phó bí thư Ttỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2009 diễn ra từ 30/3 - 1/4/2009.

Theo Nghị quyết 12/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2009, Chính phủ đã đề ra một số biện pháp bổ sung để tiếp tục tập trung thực hiện 5 nhóm giải pháp trọng tâm ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì và khôi phục lại đà tăng trưởng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động ngăn ngừa lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục