Giao quyền mở trường ĐH cho Bộ trưởng để thống nhất quản lý

  • Cập nhật: Chủ nhật, 25/10/2009 | 12:00:00 AM

Đáng chú ý nhất trong ngày làm việc 24/10 của kỳ họp thứ 6 QH khóa XII là phiên thảo luận tổ về dự án Luật Giáo dục. Trước rất nhiều bức xúc nhằm cải cách nền giáo dục nước nhà, các ý kiến thảo luận khá sôi nổi với không ít quan điểm đa chiều.

Dự án luật Giáo dục bổ sung, sửa đổi chưa giải quyết được những vấn đề gốc rễ của nền giáo dục.
Dự án luật Giáo dục bổ sung, sửa đổi chưa giải quyết được những vấn đề gốc rễ của nền giáo dục.

Ủng hộ việc giao quyền thành lập trường ĐH cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

 

Trong khi báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội phản đối việc giao quyền thành lập các trường ĐH cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì nhiều đại biểu lại ủng hộ quan điểm này.

 

Không lo lắng về việc nếu quyền trên thuộc về Bộ trưởng thì sẽ làm nảy sinh thêm nhiều  vấn đề phức tạp, đại biểu Đặng Ngọc Tùng (TP. Hồ Chí Minh) thẳng thắn cho rằng, việc để Thủ tướng hay Bộ trưởng quyết định thành lập trường không quan trọng, mà vấn đề là phải làm rõ trách nhiệm của người ra quyết định.

 

“Sau khi xảy ra vụ việc của ĐH Phan Thiết, tôi có hỏi Thứ trưởng Bộ GD-ĐT tại sao lại xảy ra nông nỗi này. Thứ trưởng nói, trách nhiệm thẩm định thành lập ĐH không phải chỉ mình Bộ GD-ĐT, các bộ khác đều có trách nhiệm như nhau. Bộ GD-ĐT chỉ trình lên Thủ tướng… Vì vậy,  tôi đồng ý với dự thảo giao cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra quyết định thành lập ĐH. Các bộ khác không nên tham gia. Để Bộ GD-ĐT tự làm tự chịu, nếu làm sai phải cách chức Bộ trưởng”, đại biểu Tùng nói.

 

Đại biểu Ngô Minh Hồng (TP. Hồ Chí Minh) cũng ủng hộ quan điểm giao cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ra quyết định thành lập trường ĐH.

 

“Giao như thế này thì nếu có vấn đề gì đó xảy ra, chúng ta có một địa chỉ hết sức rõ ràng, còn nếu Thủ tướng có cấp đi chăng nữa thì cơ quan tham mưu cũng vẫn phải là Bộ thôi. Thêm một mức nữa cũng không giải quyết được vấn đề này”, bà Hồng nói.

 

Tuy nhiên, nhiều đại biểu khác lại đồng tình với đề xuất của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, trong đó có đại biểu Lê Đăng Trừng (TP. Hồ Chí Minh).

 

“Quyết định thành lập ĐH phải là Thủ  tướng. Ở các quốc gia khác, Bộ GD-ĐT chỉ quản lý các cấp học phổ thông, còn ĐH là việc của Chính phủ. Việt Nam cũng phải để ĐH tự chủ, tự chịu trách nhiệm, như thế mới tạo được suy nghĩ độc lập cho sinh viên, điều mà cả xã hội đang đòi hỏi bức thiết”, ông Trừng nói.

 

Điều mà đại biểu Trừng quan tâm là Luật phải chỉ rõ các tiêu chí thành lập ĐH cả về cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình đào tạo.., không thể để tình trạng thành lập ĐH kiểu “lấy được” như hiện nay.

 

Luật chưa thể hiện được các đòi hòi bức xúc của xã hội

 

Đó là nhận xét của không ít đại biểu khi đề cập các nội dung mà Dự thảo Luật Giáo dục đề nghị sửa đổi, bổ sung.

 

“Thực ra dự thảo sửa đổi bổ sung này vẫn chỉ dừng ở khung thôi. Nhưng những cái chúng ta cần là những cái cụ thể hơn rất nhiều. Chẳng hạn chúng ta cần cách thức thành lập các hội đồng biên soạn sách giáo khoa, rồi chúng ta phải xem học sinh phản ứng ntn, phụ huynh phản ứng ra làm sao... Hiện tại chúng ta đang giải quyết bằng các văn bản dưới luật mà đa phần là các quy chế của Bộ, mà đáng lẽ ra nó phải thể hiện ít nhiều trong luật hoặc trong nghị định”, đại biểu Ngô Minh Hồng thẳng thắn nhận xét.

 

Đại biểu Trần Du Lịch cũng chung đánh giá trên. Theo ông, dự án Luật này chưa  đến nỗi cấp bách phải thông qua ngay tại kỳ họp lần này, mà cần được chuẩn bị kỹ hơn, tập trung giải quyết được các vấn đề bức xúc nhất.

 

“Tôi cảm tưởng sửa cái luật này như cái nhà đang cần gia cố cái móng nhưng lại không bàn mà lại đi bàn trang trí nội thất”, đại biểu Lịch ví von.

 

Lấy việc học sinh đang bị học quá tải làm dẫn chứng, đại biểu Lê Đăng Trừng nói: “Bức xúc lớn nhất hiện nay của học sinh, của phụ huynh, của toàn xã hội, đó là chương trình học bị quá tải. Cả xã hội đang rên rỉ điều này. Học sinh học “chết luôn”. Nhưng Luật không giải quyết được vấn đề này”. Theo đại biểu Trừng, dự án luật phải hướng tới những quy định để làm sao học sinh học thoải mái mà có chất lượng, tránh bệnh đọc-chép, khuyến khích học sinh độc lập suy nghĩ.

 

Cũng trong ngày làm việc hôm nay, các đại biểu đã nghe và thảo luận về Dự thảo Luật Viễn thông đã qua tiếp thu, chỉnh lý.

 

(Theo HNMO)

 

Các tin khác

Sáng 23.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam cùng lãnh đạo các nước ASEAN đã dự khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 15 diễn ra tại Cha Am-Hua Hin, Vương quốc Thái Lan.

YBĐT - Thực hiện Nghị quyết chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân huyện năm 2009, trong 9 tháng đầu năm, Thường trực HĐND huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức 18 cuộc giám sát tại 15 xã, thị trấn và 3 cơ quan, đơn vị về việc triển khai, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của năm.

YBĐT - Ngày 19/10/2009, tại Hà Nội, các địa phương nước Cộng hòa Pháp gồm vùng Ile-de-France, tỉnh Seine-Saint-Denis, tỉnh Val de Marne, Nghiệp đoàn xử lý nước thải vùng đô thị Paris (SIAAP), Nghiệp đoàn cấp nước vùng Ile-de-France (SEDIF), Công ty Cấp nước Paris... và các địa phương: thành phố Hà Nội, thành phố Huế, các tỉnh Yên Bái, Ninh Bình, Nam Định đã phối hợp tổ chức Hội thảo ra mắt Dự án hành động trong lĩnh vực nước tại Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực, gọi tắt là A.V.E.C.

Internet chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam như hiện nay.

Việt Nam phản đối Nghị quyết H.RES.672 của Hạ viện Mỹ đồng thời khẳng định những thông tin nêu trong nghị quyết là thiếu khách quan và sai lệch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục