Ghi từ đại hội điểm các dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/10/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Lần đầu tiên, huyện Văn Chấn (Yên Bái) hội tụ đầy đủ đại biểu của các thành phần dân tộc thiểu số - những bông hoa đẹp trong rừng hoa tươi thắm của các dân tộc thiểu số, đại diện tiêu biểu trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, văn hoá- xã hội, an ninh quốc phòng, già làng trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ...

Đại hội vinh dự được đồng chí Lê Mạnh Hùng - Phó bí thư Tỉnh uỷ; đồng chí Phạm Thị Thanh Trà- Phó chủ tịch UBND tỉnh tới dự và chỉ đạo. 220 đại biểu ưu tú đại diện cho trên 9 vạn đồng bào các dân tộc trong huyện Văn Chấn dự Đại hội.

Chị Chu Thị Tiến - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Nà Kè, xã Gia Hội:

Đại diện cho phụ nữ của thôn tới dự Đại hội các DTTS huyện là niệm vinh dự lớn đối với tôi. Đây là dịp để tôi tìm hiểu, giao lưu, học hỏi đại biểu các dân tộc nâng cao hơn nữa công tác hội phụ nữ. Trở về địa phương tôi sẽ tiếp tục vận động chị em trong thôn tích cực xây dựng đời sống văn hoá , kinh tế gia đình ổn định phát triển hơn nữa.

Đây là niềm vinh dự  lớn đối với Văn Chấn khi được Ban chỉ đạo tỉnh tin tưởng giao cho tổ chức Đại hội điểm, nhằm rút kinh nghiệm cho 6 địa phương còn lại hoàn thành tổ chức đại hội cấp huyện, chuẩn bị cho Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái sắp tới.

Báo cáo tổng kết công tác dân tộc qua các thời kỳ do Phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Thị Chanh trình bày nêu bật chặng đường dài xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, khẳng định, tôn vinh và biểu dương những công lao đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc Văn Chấn đối với thắng lợi chung của Cách mạng Việt Nam.

Đặc biệt, Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc, Huyện uỷ đã xây dựng chương trình hành động và chỉ đạo thực hiện tốt chưng trình phát triển kinh tế- xã hội miền núi gắn với xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001- 2005 và chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010.

Trong 10 năm gần đây, huyện đã huy động được 119 tỷ đồng đầu tư phát triển cho các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng dân tộc trong huyện. Đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như: điện sinh hoạt, giao thông nông thôn, thuỷ lợi, trường học... Chương trình 134, 135 đã đầu tư cho 16,6 tỷ đồng xây dựng 20 công trình nước sinh hoạt tập trung, 845 giếng nước sinh hoạt, hỗ trợ 447 nhà ở, tạo được 154 ha  đất sản xuất, 212 công trình hạ tầng cơ sở...

Thực hiện Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ về việc vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS ĐBKK, năm 2005- 2009, tổng số vốn vay trên địa bàn là 50 tỷ đồng cho gần 2.500 hộ của 31 xã, thị trấn trong huyện.

Các công trình đầu tư xây dựng cho các xã vùng cao phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS vùng cao.

Anh Cứ Trờ Páo - Trưởng thôn Ngã 2, xã Sùng Đô:

Tôi đã vận động các hộ trong thôn tích cực khai hoang ruộng bậc thang được hai chục ha, trồng được trên chục ha quế, tám ha chè vùng cao và chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm... Ở thôn Ngã 2, ông Páo là điển hình trong xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế, được đồng bào tín nhiệm bầu làm trưởng thôn từ năm 1999 đến nay.

Tình hình đồng bào DTTS trong huyện đã có những chuyển biến tiến bộ, kinh tế phát triển khá, đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế, điển hình như: hộ ông Hoàng Văn Khuyến xã Phù Nham, bà Hoàng Thị nghị xã Bình Thuận, ông Hoàng Văn Kửu xã Cát Thịnh, ông Lý Văn Hiện xã An Lương, ông Triệu Nhất Thịnh xã Minh An...

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc được quan tâm, đã hoàn thành cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào các xã ĐBKK đạt 100%, 80% trạm y tế được xây dựng kiên cố, 85% số thông bản có nhân viên y tế phục vụ. Công tác bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc được chú trọng…

Đảng bộ huyện quan tâm công tác phát triển Đảng viên người DTTS, từ năm 2005 trở lại đây đã kết nạp được 911 đảng viên, đưa tổng số đảng viên người dân tộc trong toàn huyện lên 3.650 người, chiếm 57% tổng số đảng viên toàn huyện.

Việc cử tuyển học sinh dân tộc vào các trường đại học cao đẳng, tạo nguồn cán bộ, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc được huyện quan tâm thường xuyên...

Nhiều đại biểu ưu tú được nhạn kỷ niệm chương, giấy khen của UBND huyện. Các đại biểu đã lựa chọn bầu ra được 55 đại biểu ưu tú đi dự đại hội các dân tộc tỉnh và đề nghị 2 cá nhân nhận Bằng khen Chính phủ, 11 cá nhân nhận bằng khen của UBND tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà:

Đại hội thành công trên cả 3 mặt, đó là công tác tư tưởng, tuyên truyền kịp thời hiệu quả, thiết thực tạo khí thế thi đua lan toả; Đại hội tổ chức theo đúng tinh thần chỉ đạo, có sáng tạo, linh hoạt; nội dung được chuẩn bị chu đáo. Hoạt động của Ban chỉ đạo đại hội đồng bộ, trách nhiệm công phu trong tổ chức, giao lưu văn hoá văn nghệ, góp phần biểu dương, khơi dậy niềm tự hào dân tộc.


Văn Trung

Các tin khác
Bà Komura Haruko, Chủ tịch Hội trao tượng trưng số tiền từ thiện của Hội cho ông Trương Chí Trung, Chủ tịch tỉnh Bắc Kạn.

Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định trong năm 2010, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ cố gắng làm tốt việc thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em trong cộng đồng ASEAN.

YBĐT - Kỳ họp thứ 13 – HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVI có Nghị quyết số 26/2008/NQ-HĐND về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội áp dụng đối với hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải giai đoạn 2008–2010.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chúng ta sẽ cắt giảm được trên 10.000 tỷ đồng chi phí thực hiện các quy định về TTHC mỗi năm.

 

Từ ngày 26/10, bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính (TTHC) áp dụng tại 4 cấp chính quyền với hơn 5.700 TTHC, trên 9.000 văn bản quy định và hơn 100.000 biểu mẫu thống kê TTHC đã được đăng tải công khai trên Internet theo địa chỉ http://csdl.thutuchanhchinh.vn/

YBĐT - Trong tuần, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đó tham dự kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XII tại thủ đô Hà Nội...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục