Đăng tải công khai gần 6.000 thủ tục hành chính
- Cập nhật: Thứ ba, 27/10/2009 | 12:00:00 AM
Từ ngày 26/10, bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính (TTHC) áp dụng tại 4 cấp chính quyền với hơn 5.700 TTHC, trên 9.000 văn bản quy định và hơn 100.000 biểu mẫu thống kê TTHC đã được đăng tải công khai trên Internet theo địa chỉ http://csdl.thutuchanhchinh.vn/
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chúng ta sẽ cắt giảm được trên 10.000 tỷ đồng chi phí thực hiện các quy định về TTHC mỗi năm.
|
Thủ tục hành chính không công khai, minh bạch sẽ là rào cản
Tại lễ công bố cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC diễn ra chiều 26/10, Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng nhấn mạnh, TTHC là một bộ phận tất yếu trong đời sống, là công cụ của nhà nước trong việc quản lý và phục vụ cá nhân và tổ chức.
TTHC nếu không được công khai, không minh bạch, phức tạp, khó hiểu, khó thực hiện sẽ trở thành rào cản đối với sự phát triển kinh tế và xã hội, là gánh nặng đối với cá nhân, tổ chức…
Việc công khai, minh bạch các TTHC là một kết quả lớn, tuy nhiên vẫn chưa đủ. Việc làm có ý nghĩa sâu sắc hơn làrà soát các TTHC hiện có nhằm phát hiện những thủ tục không cần thiết, không hợp lý và không hợp pháp để tiến hành cắt bỏ, đơn giản hóa theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, giảm chi phí và rủi ro cho người dân và doanh nghiệp.
Nếu thực hiện tốt việc đơn giản hóa TTHC theo đúng yêu cầu của Đề án 30 đặt ra, chúng ta sẽ cắt giảm được trên mười ngàn tỷ đồng chi phí cho việc thực hiện các quy định về TTHC mỗi năm. Số tiền này sẽ được tái đầu tư trở lại cho nền kinh tế, kích thích đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra nhiều việc làm và của cải cho xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết.
Với ý nghĩa thiết thực đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương quán triệt tới từng cơ quan, đơn vị, từng cá nhân chịu trách nhiệm rà soát TTHC, thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu đơn giản hóa tối thiểu 30% các quy định về TTHC.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện rà soát TTHC theo tiến độ chung của Đề án 30, tránh hiện tượng kéo dài thời gian như giai đoạn thống kê vừa qua.
Không làm hình thức
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng không tiếp nhận kết quả rà soát TTHC của những bộ, ngành, địa phương không đạt chỉ tiêu được giao, những đơn vị rà soát hình thức và yêu cầu rà soát lại cho đến khi đạt chỉ tiêu và chất lượng.
Bộ Nội vụ mà trực tiếp là Ban Thi đua khen thưởng Trung ương trong năm 2010 không đề xuất thi đua, khen thưởng đối với các bộ, ngành, địa phương không hoàn thành chỉ tiêu đơn giản TTHC hoặc rà soát kém chất lượng.
Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng và của các bộ, ngành, địa phương phải thường xuyên kiểm tra và báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện rà soát TTHC để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kịp thời có các biện pháp chỉ đạo, điều hành, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn triển khai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các cơ quan báo chí tích cực tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Đề án 30; đặc biệt của việc rà soát thủ tục hành chính nhằm kêu gọi người dân và doanh nghiệp chung tay cùng Chính phủ hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC bằng việc phát hiện những thiếu sót của các TTHC đã được công bố.
Giai đoạn 2 Đề án 30 - đơn giản hóa tối thiểu 30% TTHC
Báo cáo kết quả triển khai giai đoạn 1 và kế hoạch triển khai giai đoạn 2 của Đề án 30, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết,Đề án 30 đã được triển khai đồng loạt tại các Bộ, ngành, địa phương, đã huy động được sự vào cuộc của tất cả các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương, bao gồm hơn 10.000 đơn vị cấp xã, khoảng 700 đơn vị cấp huyện, 1.300 sở, ngành cấp tỉnh, 400 vụ, cục, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ.
Qua việc thống kê TTHC, các bộ TTHC cấp huyện, cấp xã đã được chuẩn hóa, công khai và được thống nhất áp dụng chung trong mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cho đến nay, kết quả triển khai giai đoạn thống kê TTHC đã khẳng định bước đi đúng đắn của Đề án 30. Kết quả này, đánh dấu sự thành công của việc cải cách TTHC nói riêng và cải cách hành chính nói chung.
Thực hiện thành công giai đoạn rà soát TTHC là nhiệm vụ trong tâm tiếp theo của Đề án, góp phần hoàn thiện hệ thống TTHC, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy, đồng thời chống suy giảm kinh tế, thúc đẩy đầu tư, tạo việc làm mới cho xã hội.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành chỉ tiêu đơn giản hóa tối thiểu 30% các quy định về TTHC. Qua tính toán, việc làm này sẽ tương đương với việc cắt giảm 30% chi phí xã hội trong việc thực hiện TTHC mỗi năm.
Trong quý IV/2009, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về Kiểm soát TTHC, nhằm thể chế hóa những hoạt động hiện tại của Đề án 30, thiết lập một cơ chế kiểm soát các quy định về TTHC ngay từ giai đoạn dự thảo cũng như trong quá trình thực hiện.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, trong giai đoạn rà soát TTHC, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ như: Nâng cao nhận thức của toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống, đặc biệt là người đứng đầu; tăng cường các biện pháp chỉ đạo, rút kinh nghiệm từ thực tiễn, không làm cầm chừng, cần phải chỉ đạo tập trung, quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của ngành, địa phương; Gắn kết nhiệm vụ thực hiện Đề án 30 với việc đổi mới, nâng cao chất lượng bộ máy hành chính; nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức và nhiệm vụ hiện đại hóa nền hành chính cũngc như nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Bộ, ngành, địa phương; Huy động người dân và doanh nghiệp tham gia quá trình thực hiện Đề án để tạo sự đồng thuận cao của toàn xã hội.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
YBĐT - Trong tuần, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đó tham dự kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XII tại thủ đô Hà Nội...
Ngày 25-10, tại lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 15 và các Cấp cao liên quan ở Cha-am - Hua Hin, Vương quốc Thái Lan, cùng việc chính thức công bố Việt Nam sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN bắt đầu từ ngày 1-1-2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu nhấn mạnh chủ đề cho năm Chủ tịch ASEAN 2010 của Việt Nam là “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”.
Đáng chú ý nhất trong ngày làm việc 24/10 của kỳ họp thứ 6 QH khóa XII là phiên thảo luận tổ về dự án Luật Giáo dục. Trước rất nhiều bức xúc nhằm cải cách nền giáo dục nước nhà, các ý kiến thảo luận khá sôi nổi với không ít quan điểm đa chiều.
Sáng 23.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam cùng lãnh đạo các nước ASEAN đã dự khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 15 diễn ra tại Cha Am-Hua Hin, Vương quốc Thái Lan.