Tiếp tục nâng cao chất lượng, trách nhiệm hoạt động của cơ quan tư pháp

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/11/2009 | 12:00:00 AM

Trong phiên Quốc hội thảo luận ở hội trường về các báo cáo về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; công tác thi hành án, ông Hoàng Thương Lượng - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã phát biểu ý kiến với Quốc hội. YBĐT xin giới thiệu toàn văn ý kiến tham gia thảo luận.

Kính thưa Quốc hội !

Tôi và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, cơ bản đồng tình với các báo cáo của các cơ quan tư pháp và báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp pháp của Quốc hội. Tuy nhiên có một số tồn tại mà cử tri, nhân dân quan tâm và chưa thật sự yên tâm với một số cơ quan tư pháp liên quan đến “Cán cân công lý” - có việc trở nên bức xúc lâu nay. Như:

- Đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của ngành Toà án nhân dân chủ yếu là đơn đề nghị Giám đốc thẩm, tái thẩm có chiều hướng tăng.
- Tỷ lệ án cải sửa ở cấp địa phương trên 60%.
- Các vụ án hành chính được giải quyết, xét xử đạt trên 53% là một tỷ lệ thấp, làm phát sinh khiếu nại kéo dài.
- Có loại “nguồn” rất đáng lo ngại: Trên 20.000 trẻ em vi phạm pháp luật; trên 21.000 trẻ em “sẵn sàng” vi phạm pháp luật.
- Hành vi của đối tượng chống người thi hành công vụ (đặc biệt là chống lại lực lượng công an) tăng gần 14% so với năm 2008.

Cùng với kiến nghị của các Đoàn đại biểu Quốc hội đã phát biểu trước tôi, tôi xin đề nghị Chính phủ và các cơ quan tư pháp tiếp tục quan tâm thêm một số nội dung sau:

1. Cần có sự đầu tư nhiều hơn về điều kiện và kinh phí cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Đây là biện pháp quan trọng để phòng ngừa phát sinh vi phạm pháp luật.
Cần có đề án riêng cho công tác này, trong đó có việc tăng các biện pháp xét xử lưu động. Việc này hiện đang khó khăn, vì phụ thuộc nhiều vào kinh phí hỗ trợ của ngân sách cấp huyện (đặc biệt các huyện thuộc tỉnh miền núi khó khăn), đã không ít phiên toà xét xử lưu động phải xử hạn chế về thời gian, xử xong phải “cất loa, đài rút" ngay, không kịp rút kinh nghiệm, do hết kinh phí.

2. Một trong nội dung quan trọng của cải cách tư pháp là đổi mới chất lượng xét xử của toà án, tăng tính dân chủ, tranh tụng tại phiên toà. Trong thực tế không ít phiên toà, quan toà chỉ căn cứ cáo trạng của Viện Kiểm sát để nghị án. Tôi đề nghị:
- Cần có sự quan tâm đầu tư tốt hơn cho việc thành lập, hoạt động của Đoàn Luật sư, ở các tỉnh miền núi đang rất thiếu luật sư.
- Dành điều kiện quan tâm đúng mức hơn về công tác bồi dưỡng và ngân sách cho hoạt động của Đoàn hội thẩm nhân dân.

3. Với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp: Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Điều tra viên... đề nghị cần có chương trình đầu tư tích cực hơn.
Đối với các chức danh tư pháp bắt buộc phải có trình độ Đại học Luật, tôi đề nghị không giảm và không cho nợ tiêu chí này, vì liên quan đến trình độ năng lực pháp luật của người thực thi quyền năng pháp luật, giữ cán cân công lý; không tái bổ nhiệm với cán bộ có chức danh tư pháp đã nợ tiêu chí Đại học Luật từ năm 2009 trở về trước.

4. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại đối với một số trường hợp kéo dài, do trên chuyển về tỉnh.
 Hầu hết các đơn thư khiếu nại, theo quy định pháp luật dù đã có kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền theo luật định, không có tình tiết mới. Tôi đề nghị cơ quan thẩm quyền Trung ương cần có sự phân loại với các loại đơn thư đã được giải quyết đúng việc, đúng pháp luật, có kết luận cuối cùng có hiệu lực thi hành, không có tình tiết mới, thì không chuyển đơn về địa phương nữa, mà chỉ thông báo cho tỉnh biết, khắc phục việc đương sự có loại đơn khiếu nại trên lấy lý do đơn trên chuyển về dưới lại không giải quyết lại thêm tiếng “trên bảo dưới không nghe”, “trên đe dưới không sợ”.

5. Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tôi xin đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, sớm xem xét quyết định việc thành lập Văn phòng Ban chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng để bảo đảm năng lực pháp lý, hiệu quả giúp việc của đội ngũ cán bộ trực tiếp giúp việc Ban chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng.
Hiện nay đang tồn tại là Bộ phận giúp việc theo Nghị quyết 294A của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nên không ít cán bộ thiếu nhiệt tình không “an phận” mình trong Bộ phận này.

6. Với một số tồn tại của một số cơ quan tư pháp, có việc còn vi phạm pháp luật, tôi đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu có biện pháp giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp (cả ở cấp Trung ương và địa phương); nhiều cử tri quan tâm lâu nay hầu như không có “quan toà” vi phạm pháp luật ra toà.

Xin hết, xin cảm ơn!

Các tin khác

YBĐT - Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả công tác lãnh đạo thực hiện Nghị quyết 10 tháng đầu năm 2009 của Tỉnh ủy/ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 16 năm công tác xuất bản và phát hành bản tin nội bộ/ UBND tỉnh có Công văn chỉ đạo về việc "Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết"/ Đảng bộ Yên Bái hoàn thành việc chia tách các chi bộ thôn, bản đảm bảo 100% các thôn, bản có chi bộ... và một số thông tin quan trọng khác.

Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2015 các chỉ tiêu cơ bản về giáo dục mầm non, phổ thông sẽ đạt ngang bằng các chỉ số trung bình của cả nước.

YBĐT - Tỉnh ủy Yên Bái vừa tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết (NQ) 10/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo giai đoạn 2009 - 2015.

Bộ trưởng GT-VT Hồ Nghĩa Dũng trả lời phỏng vấn báo chí.

Tuần qua, Quốc hội đã thảo luận 10 dự án luật, tiến hành thảo luận và giám sát tối cao đối với các hoạt động điều hành kinh tế- xã hội của Chính phủ và các cơ quan tư pháp.

Ngày 6-11, tại thủ đô Tokyo, Hội nghị cấp cao Mekong - Nhật Bản đã khai mạc với sự tham dự của lãnh đạo các nước Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục