Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Thuế nhà, đất: Không nên đánh thuế theo hạn mức đất
- Cập nhật: Thứ sáu, 13/11/2009 | 12:00:00 AM
Chiều 12/11, các đại biểu đã thảo luận tại tổ về Dự án Luật Thuế nhà, đất. Vấn đề được tranh luận gay gắt nhất là vấn đề thu thuế theo hạn mức đất và các điều kiện được miễn, giảm thuế nhà đất.
ĐB Nguyệt Hường: Cần căn cứ trên giá trị thực tế của lô đất thay vì căn cứ diện tích lô đất để áp thuế.
|
Dự luật đề xuất đánh thuế lũy tiến theo 3 mức: diện tích đất trong hạn mức cho phép (do UBND các tỉnh, thành phố quy định) chịu thuế suất 0,03%, từ trên hạn mức đến gấp 3 lần hạn mức thì phải đóng thuế 0,06%, vượt hạn mức trên 3 lần thì đóng thuế 0,09%.
Nhiều đại biểu cho rằng quy định này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu công bằng. ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường nói: "Ví dụ một lô đất ở Hàng Bông và một lô đất ở Từ Liêm có cùng diện tích 120m2 nhưng giá thì khác nhau, do vậy không thể đánh đồng khi thu thuế theo diện tích đất". Bà Hường khẳng định: "Quy định áp thuế theo diện tích hạn mức như dự luật là không hợp lý vì chưa tính đến vị trí địa lý, lợi thế thương mại làm nên giá trị của lô đất”.
Ý kiến đại biểu |
ĐB Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) cũng bày tỏ: “Việc lấy diện tích để đánh thuế đó là tư duy của một cơ chế bao cấp. Diện tích đất không phải là định mức để đóng thuế mà là phải dựa vào giá trị”. Ông Lịch cho rằng cách đặt vấn đề như dự luật sẽ không thể giúp chống đầu cơ đất, kéo giá nhà đất xuống được và như vậy thì còn lâu chính sách nhà ở xã hội mới thực hiện được. Ông Lịch cũng đề nghị miếng đất người mua nhưng không sử dụng thì phải đóng 10 - 20% thuế.
Về thuế đối với nhà, ĐB Trần Du Lịch cho rằng: “Mỗi gia đình có một căn thì không nên thu thuế, từ cái thứ hai thì phải đóng thuế theo lũy tiến giá trị”. ĐB Vũ Hồng Anh, đoàn Hà Nội cũng cho rằng nếu áp thuế như dự luật thì không thể chống đầu cơ vì: “Thuế suất Chính phủ đưa ra trong dự luật quá thấp. Tôi đề nghị nâng mức thuế lên nhằm chống đầu cơ”.
ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) đề nghị, luật phải phân ra nhiều mức thuế và phải có sự phân biệt giữa đất sử dụng và đất đầu cơ.
Nhiều kẽ hở của luật
Các đại biểu cũng đồng thời chỉ ra nhiều điểm sơ hở trong dự thảo luật liên quan đến điều kiện miễn, giảm thuế. ĐB Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) cho rằng, điều 3 của dự luật quy định từ đường, nhà công vụ thuộc diện không phải đóng thuế. Nhưng vấn đề đặt ra là cần định nghĩa thế nào là từ đường, thế nào là nhà công vụ? Doanh nghiệp tư nhân có được làm nhà công vụ không? Nếu được, trụ sở doanh nghiệp tư nhân có thể sẽ biến thành nhà công vụ hết.
Ông Sơn phân tích tiếp: "Với định mức quy định, nhà dưới 500 triệu đồng không phải chịu thuế thì nhiều nhà sẽ thành 499 triệu hết, vì giá xây dựng khoảng 4 triệu/m2, căn nhà 100m2 chỉ 400 triệu đồng; còn cái giá 2 tỉ, 3 tỉ đồng là do lợi thế kinh doanh, vị trí của khu nhà nó tạo nên. Vì vậy, nếu quy định cứng theo định mức giá tiền như thế rất dễ bị lách luật, thất thu. Ngay cả nhà ở phố cũng sẽ không thu được bao nhiêu thuế". Ông Sơn đề nghị tạm thời không đưa nhà vào đối tượng thu thuế.
ĐB Đặng Như Lợi, Cà Mau cho rằng nhiều điều trong luật còn quy định chung chung, thiếu thực tế. Ông Lợi phân tích: "Trong luật cũng ghi đất của cơ sở xã hội hóa nằm trong diện được miễn giảm, nhưng cụ thể xã hội hóa là cái gì? Chịu, không thể biết được. Rồi đất ở của người hoạt động cách mạng trước 19.8.1945, bây giờ những người thuộc đối tượng như thế này đã mất gần hết rồi còn đâu. Rồi quy định đất của thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng nằm trong diện miễn thuế, nhưng nhiều người thuộc đối tượng trên không phải là chủ hộ của lô đất? Chính sách thì đẹp, nhưng không thực tế".
QH giám sát về chất lượng đào tạo đại học |
(Theo TNO)
Các tin khác
Sáng 12-11, với 85,4% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2010.
YBĐT - “Lắng nghe dân nói để nói dân tin” - đó chính là chương trình hành động và là tiêu chí mà Đảng bộ xã Tân Nguyên (Yên Bình) đề ra đối với cán bộ, đảng viên, công chức xã ngay từ khi triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Với đa số đại biểu phiếu tán thành (84,5%), ngày 11/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán Ngân sách nhà nước năm 2010 với mức bội chi ngân sách Nhà nước năm tới là 6,2% GDP, lương tối thiểu tăng từ 650 nghìn đồng lên 730 nghìn đồng vào tháng 5/2010.
YBĐT - Ngày 11/ 11/ 2009, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 10 tháng và dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế năm 2010 của thành phố Yên Bái (ảnh). Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.