Sáng 17/11, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu trả lời chất vấn trước Quốc hội
- Cập nhật: Thứ ba, 17/11/2009 | 12:00:00 AM
Sáng nay, 17-11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn các thành viên Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị các câu hỏi chất vấn và trả lời chất vấn cần tập trung vào những vấn đề chung, mang tầm vĩ mô, những vấn đề bức xúc mà đa số cử tri quan tâm. Các phiên chất vấn sẽ được tiến hành theo nhóm vấn đề với tinh thần tập trung cao hơn nữa, tránh dàn trải, vụn vặt.
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Giàu trả lời chất vấn các đại biểu quốc hội.
|
Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Giàu là thành viên Chính phủ đăng đàn đầu tiên trả lời chất vấn của các ĐBQH với 3 nhóm vấn đề lớn: hiệu quả gói kích cầu hỗ trợ lãi suất, điều hành tỷ giá, điều hành lãi suất.
Về gói hỗ trợ lãi suất, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết đây là giải pháp kích thích kinh tế tối ưu, chi phí thấp, và đến nay đã có hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như: một số quy định về cho vay hỗ trợ lãi suất với khu vực nông thôn theo Quyết định 497 triển khai còn chậm, các vướng mắc chưa được tháo gỡ. Đối tượng được hưởng ưu đãi khá rộng, gây khó khăn cho công tác thanh kiểm tra, làm tăng chi phí của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng góp phần làm tăng dư nợ tín dụng, gây sức ép tăng tỷ giá, có thể phát sinh hiện tượng lợi dụng cơ chế để trục lợi.
Đối với công tác quản lý ngoại hối, Thống đốc cho biết từ năm 2007 đến nay thị trường ngoại hối diễn biến khá phức tạp. Nếu như năm 2007 nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) và kiều hối đổ vào Việt Nam lên đến gần 9 tỷ USD, thì năm 2008 và 10 tháng đầu năm 2009 lại sụt giảm mạnh.
Tính đến nay, nguồn vốn FII ở mức âm 500 triệu USD. Bên cạnh đó, nhập siêu cũng gây sức ép lớn lên thị trường ngoại hối. Năm 2008, nhập siêu đến 18 tỷ USD; 10 tháng đầu năm 2009 nhập siêu 8,9 tỷ USD, và dự báo trong 2 tháng còn lại của năm có thể nhập siêu khoảng 3-3,5 tỷ USD. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã thực hiện nhiều giải pháp bình ổn thị trường, tính từ cuối năm 2008 đến nay đồng tiền Việt Nam mất giá so với đồng đô la khoảng 5,18%.
Là người chất vấn đầu tiên, ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đặt vấn đề, theo luật, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam. Để VND trượt giá như vậy, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đến đâu: “Thống đốc nhiều lần nói Việt Nam không phá giá tiền đồng. Chúng tôi nhất trí chủ trương này. Tuy nhiên, sắp tới nhiều mặt hàng có tác động lớn sẽ thả nổi giá theo cơ chế thị trường, lương cơ bản cũng sắp tăng. Vậy Thống đốc sẽ tham mưu những giải pháp gì cho Chính phủ để ổn định giá trị đồng tiền, vừa bảo đảm theo cơ chế thị trường?”.
Trả lời câu hỏi này, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, mặc dù Ngân hàng Nhà nước luôn theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, nhưng vấn đề này còn liên quan đến cơ cấu và hiệu quả của nền kinh tế. “Sắp tới sẽ thị trường hoá giá xăng dầu, giá than, tăng lương cơ bản. Tất cả những điều này chắc sẽ có những tác động nhất định. Chúng tôi sẽ cùng các bộ, ngành liên quan tiếp thu, xây dựng phương án để điều hành một cách tốt nhất” – Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói….
(Theo SGGP)
Các tin khác
DN Singapore vẫn quan tâm đến Việt Nam bất chấp khủng hoảng kinh tế Phần Lan coi trọng vị trí và vai trò của Việt Nam ở châu Á và trên thế giới, mong muốn tăng cường quan hệ toàn diện với Việt Nam, đặc biệt về kinh tế, thương mại, đầu tư để nâng cao hơn nữa quan hệ trong các lĩnh vực này ngang tầm quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước.
Ngày 8-11-2009, Chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã quyết định thành lập Ủy ban thôn đảo Vĩnh Hưng và Triệu Thuật, tức đảo Phú Lâm và Đảo Cây, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đó là quan điểm khá thống nhất được nhiều đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp toàn thể sáng nay, 16-11, của Quốc hội về dự án luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi).
Tuần này, trong chương trình làm việc, Quốc hội (QH) sẽ thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp từ ngày 17 đến hết sáng 19-11.