Kỷ niệm 35 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng Đắc Lắc

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/3/2010 | 7:59:33 AM

Sáng 10 - 3, tại Quảng trường thành phố Buôn Ma Thuột đã diễn ra Lễ kỷ niệm 35 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột và giải phóng Đắc Lắc (10 - 3 - 1975 – 10 - 3 - 2010).

Duyệt binh mừng kỷ niệm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng Đắc Lắc.
Duyệt binh mừng kỷ niệm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng Đắc Lắc.

Tham dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và hơn 2000 đại biểu các tỉnh bạn; các Tổng lãnh sự, Đại sứ quán và khách mời quốc tế; các đại biểu, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: “Nhân dân các dân tộc thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắc Lắc luôn tự hào vì được chọn là nơi mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã tạo động lực tinh thần cho quân và dân cả nước quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước đã trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho tỉnh Đắc Lắc và Huân chương Lao động hạng Nhất cho thành phố Buôn Ma Thuột. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắc Lắc.

35 năm sau chiến thắng lịch sử 1975, Buôn Ma Thuột không ngừng lớn mạnh, phát triển về mọi mặt, từng bước trở thành đô thị trung tâm của tỉnh Đắc Lắc. 

Trong những năm qua, kinh tế thành phố luôn tăng trưởng khá, giai đoạn 2006-2008 đạt 16,73%, năm 2009 đạt 20,09%. Thu ngân sách tăng bình quân trên 20%/năm. Năm 2009, tổng thu ngân sách đạt 717.290 triệu đồng. Toàn thành phố không còn thôn, buôn đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,3%... Đó là thành quả của sự phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trên địa bàn thành phố nói riêng và tỉnh Đắc Lắc nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong suốt 35 năm qua.

(Theo SGGP)

Trong những ngày đầu tháng 1 - 1975, trước tình hình phát triển của cách mạng trong cả nước, Bộ chính trị đã triệu tập hội nghị lịch sử và quyết định chọn Buôn Ma Thuột làm điểm chiến lược, mở màn cho cuộc tổng tấn công nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam. Việc chọn Buôn Ma Thuột là mục tiêu quyết chiến trong mùa xuân năm 1975 có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng, là sự kiện có tầm vóc lịch sử to lớn, mở màn cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

Đúng 2 giờ ngày 10-3-1975, cuộc tấn công như vũ bão vào các mục tiêu then chốt của Buôn Ma Thuột bắt đầu. 6 giờ ngày 10-3, quân đội ta vượt qua khu vực sân bay L19, đánh chiếm Ngã Sáu. 11 giờ 30 phút, tiếp tục đánh chiếm Tiểu khu 23 quân y và Sư bộ 23 ngụy, làm chủ khu truyền tin, các mũi thọc sâu vào trong căn cứ đầu não của địch tại địa bàn thị xã Buôn Ma Thuột, tiêu diệt sở chỉ huy kho Mai Hắc Đế, đánh chiếm các đồn Cư Ê Bur, Cư Đluê…Trong ngày 10-3, địch dùng 73 lượt máy bay oanh kích, bắn phá ngăn chặn, ta sử dụng pháo binh và bộ binh phản kích quyết liệt, bắn rơi 6 máy bay AD6 và tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Ngày 11-3-1975, ta tiếp tục tiến công nhiều mục tiêu quan trọng khác, toàn bộ quân địch trong thị xã hoàn toàn tan rã, ta làm chủ các mục tiêu, bắt được tỉnh trưởng Đắc Lắc và đại tá sư đoàn phó sư đoàn 23 của ngụy. Trên đà chiến thắng, từ ngày 12-3 đến hết ngày 21-3, ta tiếp tục tấn công tiêu diệt các cứ điểm còn lại trong toàn tỉnh, giải phóng Buôn Hồ, Cư M’Gar, Buôn Đôn…Đến ngày 28-3-1975, Đắc Lắc hoàn toàn được giải phóng.

Các tin khác
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Peter Mandelson tại lễ ký tuyên bố chung về việc thành lập trường đại học công lập đẳng cấp quốc tế Việt-Anh tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Thứ nhất Bộ Kinh Doanh, Sáng Tạo và Kỹ Năng Anh, ông Peter Mandelso đã trao đổi về phương hướng và biện pháp cụ thể tăng cường quan hệ song phương trong thời gian tới, trong đó tập trung ưu tiên trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, kinh tế-thương mại-đầu tư và hợp tác phát triển.

YBĐT - Năm 2010 huyện Yên Bình phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15 % trở lên, trong đó nông lâm nghiệp tăng 5,5%; công nghiệp – xây dựng tăng 23,5%; thương mại - dịch vụ tăng 21,5%. Đó là thông tin mà lãnh đạo huyện Yên Bình trao đổi với các cơ quan báo chí Yên Bái sáng 10/3

Nhân dân xã Tân Hợp (Văn Yên) góp trên 600 triệu đồng làm đường bê tông kiên cố. (Ảnh:T.A)

YBĐT - Năm 2009, HĐND huyện Văn Yên (Yên Bái) đã thông qua 11 nghị quyết quan trọng về các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chiều 9/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm đã chủ trì cuộc làm việc của Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2009 và thống nhất trọng tâm công tác phối hợp năm 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục