Tháng Tư về Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/4/2010 | 8:51:53 AM

YBĐT - Giữa mênh mông đại ngàn, suốt ngày đêm vi vu tiếng gió, Nghĩa trang Trường Sơn - nơi an nghỉ của 10.263 liệt sĩ tuổi mười tám, đôi mươi. Các anh vẫn như đang hiển hiện đâu đây, dõi theo bước chân những người đang sống, khi nghe nhiều câu chuyện thuộc về khoa học thần bí, là thế giới của tâm linh mà bác Trưởng ban quản lý nghĩa trang này kể, tôi càng trân trọng, thành kính và biết ơn sự hy sinh xương máu của các anh cho đất nước hòa bình, cho chúng tôi có cuộc sống hôm nay.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Yên Bái viếng các anh hùng liệt sĩ quê hương Yên Bái an nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn.
Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Yên Bái viếng các anh hùng liệt sĩ quê hương Yên Bái an nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn.

Trong những ngày tháng Tư lịch sử năm nay, cả nước tưng bừng kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái do đồng chí Hoàng Thương Lượng - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu và đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh Yên Bái đã đến Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị đặt vòng hoa, thắp những nén hương thành kính, đầy bùi ngùi xúc động tưởng nhớ, biết ơn những anh hùng liệt sĩ của mọi miền đất nước, trong đó có các con em của quê hương Yên Bái anh dũng chiến đấu hy sinh trên mảnh đất này đã an nghỉ tại đây.

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn mà bấy lâu nay đã được các phương tiện thông tin đại chúng nói đến rất nhiều, tôi đã mường tượng được. Nhưng khi bước vào nghĩa trang và tận mắt nhìn thấy hàng ngàn bia mộ san sát của các anh hùng liệt sĩ, nghe những chiến công, những trận đánh ác liệt đầy máu và nước mắt, rồi những câu chuyện tâm linh thần bí ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn..., lòng chúng tôi cứ se lại, xúc động và đầy khâm phục, biết ơn các anh... càng thấy hết sự vĩ đại của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc ta.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thắp hương trước những ngôi mộ anh hùng liệt sỹ quê hương tại Nghĩa trang Trường Sơn.

Đi trong tiếng gió vi vu, ngàn ngạt ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, bước chân chúng tôi cứ liêu xiêu qua các khu mộ liệt sĩ của các tỉnh, thành phố... Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái đến đặt vòng hoa trước tượng đài khu mộ của các liệt sĩ con em các dân tộc tỉnh Yên Bái an nghỉ nơi đây. Trước anh linh của các anh, cả đoàn lặng im, thành kính và không ghìm nổi nước mắt khi đồng chí Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đọc lời tri ân trước vong linh những người con Yên Bái đã vĩnh viễn nằm tại nơi đây cho nền độc lập tự do của dân tộc, cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giữa mênh mông đại ngàn, suốt ngày đêm vi vu tiếng gió, Nghĩa trang Trường Sơn - nơi an nghỉ của 10.263 liệt sĩ tuổi mười tám, đôi mươi. Các anh vẫn như đang hiển hiện đâu đây, dõi theo bước chân những người đang sống, khi nghe nhiều câu chuyện thuộc về khoa học thần bí, là thế giới của tâm linh mà bác Trưởng ban quản lý nghĩa trang này kể, tôi càng trân trọng, thành kính và biết ơn sự hy sinh xương máu của các anh cho đất nước hòa bình, cho chúng tôi có cuộc sống hôm nay.

Bác quản trang kể rằng: Vào đêm 14-11-2001, tôi và đồng chí chủ tịch Công đoàn cơ quan lên khu nghĩa trang thắp hương, chúng tôi thấy một người ngồi bên cạnh tượng đài. Chuyện thân nhân liệt sĩ lên nghĩa trang đêm hôm khuya khoắt là chuyện bình thường. Tôi cứ nghĩ khách phương xa tới muộn; dù sao tôi cũng đánh tiếng từ xa, không thấy người đó trả lời. Tôi ngạc nhiên quá, đến gần hơn, cách khoảng chục mét, tôi lại lên tiếng chào hỏi. Người đó vẫn lặng im. Khi chúng tôi tới tượng đài còn vài mét, người đó đi lùi ra một đoạn. Tôi đốt hương và nói: "Chúng tôi lên thắp hương và có vài lời với các anh hùng liệt sĩ. Anh ở đâu tới đây?". Người đó nói: "Tôi cũng là liệt sĩ, ở nơi khác đến đây thăm anh em". Quả thật lúc đó tôi vã mồ hôi, còn anh chủ tịch công đoàn thì châm lửa cả vào tay. Quay lại thì không thấy người ấy đâu nữa. Bác trưởng ban quản lý nghĩa trang còn nói rằng: Ở nơi linh thiêng này, lời hứa là rất quan trọng. Bác kể rằng: Vào giáp Tết năm 2003, anh em ở Ban quản lý nghĩa trang bàn nhau dự định chiều 26-12 Âm lịch sẽ làm mấy mâm cỗ, trước là thắp hương cúng các anh chị. Sau là bữa cơm tất niên động viên anh chị em trong cơ quan sau 1 năm làm lụng vất vả. Nhưng mấy ngày giáp tết nhiều đoàn lên thăm viếng, công việc bận quá, chưa tổ chức được. Đêm hôm ấy, rồi đến ngày 27, 28 cũng thế, đêm nào các anh cũng gọi: Sao anh em hứa không làm?... Sao hứa mà không làm...? Còn nhiều chuyện thuộc về giới tâm linh ở nghĩa trang này. Chuyện của chị Trần Thị Thê công tác ở nghĩa trang từ những ngày đầu lập Nghĩa trang Trường Sơn, chỉ có hơn chục người, chủ yếu là chị em. Những ngày mới lên nghĩa trang, đêm đêm nằm nghe tiếng các anh linh liệt sỹ cười đùa, rồi đàn hát những bài ca thời chiến tranh, chị em hoảng sợ, mấy người quây lại ngủ chung một giường. Rồi sáng sớm, nghe tiếng các anh tập thể dục, tiếng hô chào cờ, tiếng hô khẩu hiệu... Các chị mới đầu rất sợ, nhưng sau nghĩ các anh hy sinh xả thân vì nước mà thương vô cùng; nên cứ vào ngày mồng một, rằm hàng tháng các chị lại lên mộ thắp hương cho các anh.

Chuyện linh thiêng, huyền bí ở nơi đây phải chăng thuộc khoa học huyền bí, như những người ở Ban quản lý nghĩa trang nhận định hay do quá xúc động trước sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, hoặc vì khung cảnh tĩnh mịch, thâm nghiêm, sự thăm thẳm đất trời giao hòa giữa âm dương, hư thực ở nơi đây? Dù như thế nào chăng nữa, những câu chuyện đầy tính nhân văn đó đều thể hiện sự tôn kính, khâm phục những chàng trai còn rất trẻ đã xả thân vì nước đã ngã xuống, nhưng các anh không bao giờ chết. Các anh sống mãi với mỗi con người Việt Nam chúng ta.

Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái chúng tôi đến thắp hương, thăm viếng các anh mà lòng trĩu nặng ưu tư, bước chân đi trong Nghĩa trang Trường Sơn, như có tiếng gọi của các anh nhắn gửi về người thân nơi quê nhà. Tiếng gọi ấy càng thôi thúc chúng tôi sống và làm việc xứng đáng với sự hy sinh cao cả của các anh.

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn hôm nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sĩ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng của anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Nơi đây không chỉ là nơi để các gia đình liệt sĩ, các đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm mà thể hiện truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc ta: "uống nước nhớ nguồn". Các anh mãi mãi không bao giờ chết trong trái tim mỗi người dân đất Việt luôn hướng về Tổ quốc thân yêu.

Trường Túy

Các tin khác

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sáng nay (29/4) ở Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kêu gọi tất cả người dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt quá khứ, dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế và cả những nhận thức, ý kiến còn khác nhau cùng đoàn kết, chung sức chung lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

YBĐT - Nhân kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2010), sáng 28/4 Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái đã đặt vòng hoa viếng các anh hùng liệt sỹ và dâng hương báo công với Bác Hồ kính yêu.

Tổng bí thư Nông Đức Mạnh với các
Đại biểu dự Đại hội

Ngày 27-4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội, Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội LHTN Việt Nam đã chính thức khai mạc. Về dự Ðại hội có 995 đại biểu đại diện cho các thanh niên công nhân, nông dân, các chức sắc tôn giáo, lực lượng vũ trang, doanh nhân, trí thức, thanh niên, sinh viên Việt Nam đang học tập, công tác và sinh sống ở nước ngoài.

Khẩu đội súng máy phòng không xã Sơn Thịnh (Văn Chấn) huấn luyện.

YBĐT - Được Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) tỉnh Yên Bái lựa chọn tổ chức đại hội Đảng bộ điểm để rút kinh nghiệm cho đại hội Đảng bộ cơ sở và tiến hành Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh, ĐUQS huyện Văn Chấn đã tích cực chuẩn bị để bảo đảm tổ chức đại hội thành công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục