Xứng đáng là ngọn cờ tư tưởng của Đảng

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/6/2010 | 9:23:31 AM

Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn luôn phấn đấu hoàn thành sứ mệnh của mình, là vũ khí tư tưởng sắc bén, phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Giải A duy nhất thuộc về Đài PT-TH Đồng Nai.
Giải A duy nhất thuộc về Đài PT-TH Đồng Nai.

Tới dự có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và nhiều lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương cùng đông đảo các thế hệ nhà báo.

Cách đây vừa tròn 85 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp làm chủ bút, xuất bản số đầu Báo Thanh niên, cơ quan của Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng, một tổ chức tiền thân của Đảng ta. Đây là sự khởi đầu của nền báo chí cách mạng Việt Nam. 85 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn luôn phấn đấu hoàn thành sứ mệnh của mình là vũ khí tư tưởng sắc bén, phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí Cách mạng

Đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới, báo chí Việt Nam đã phát triển về trình độ chính trị, nghiệp vụ, công nghệ và kỹ thuật; không ngừng đổi mới thông tin, góp phần thực hiện quyền thông tin của nhân dân. Báo chí Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc so với 85 năm trước, xứng đáng là đội quân hùng hậu, là ngọn cờ tư tưởng của Đảng trong nhiệm vụ tuyên truyền đối nội và đối ngoại.

Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chúc mừng các thế hệ nhà báo Việt Nam và khẳng định, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị, là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước. 85 năm đã trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước báo chí có những đóng góp to lớn. Đồng thời, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt. Có thể nói chưa bao giờ báo chí nước ta có sự đổi mới, phát triển như hiện nay.

Các tác giả nhận Giải B phát thanh dành cho tin, bài phản ánh, phỏng vấn, tọa đàm, bình luận, chuyên luận

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị trong thời gian tới: Báo chí tiếp tục làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới, góp phần nâng cao dân trí; xây dựng và phát huy dân chủ, tăng cường khối đoàn kết toàn dân; phục vụ tích cực nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng mở rộng quan hệ đối ngoại.

Báo chí cần tích cực cổ vũ cho cái đúng cái tốt cái đẹp, phê phán đẩy lùi những thói hư tật xấu. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, góp phần tích cực vào cuộc vận động làm trong sạch Đảng bộ máy nhà nước và lành mạnh các quan hệ xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trao tặng Huân chương Sao Vàng, phần thưởng cao quý cho Hội Nhà báo Việt Nam.

Sau Lễ kỷ niệm 85 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân Chương Sao Vàng là Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 4 năm 2009. Trong số 148 tác phẩm báo chí thuộc 8 loại hình báo chí vào chung khảo, Hội đồng chung khảo đã trao giải cho 130 tác phẩm, bao gồm: 1 giải A, 19 giải B, 1 giải C, 56 giải khuyến khích.

Giải A duy nhất thuộc về Phóng sự truyền hình: Trạm cân Dầu Giây- Lợi bất cập hại của nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Anh, Dương Thế Hiển (Đài PT-TH Đồng Nai).

 

Đài Tiếng nói Việt Nam vinh dự có 7 tác phẩm đoạt giải, trong đó có 4 tác phẩm đoạt giải B, gồm: Nhóm tác giả: Đoàn Văn Quang, Phạm Trung Tuyến – Báo TNVN với loạt bài về Kinh doanh công sản; Nhóm tác giả: Đức Thành, Hà Nho, Thanh Trường – Hệ Thời sự – Chính trị – Tổng hợp VOV1 với tác phẩm: Nghịch lý giá sữa ngoại ở Việt Nam; Phạm Nguyên Long (VOV1) với loạt bài: Độc quyền xăng dầu – Hệ quả của cơ chế bất cập; Nhóm tác giả: Nguyễn Sỹ Hào, Nguyễn Thành Chung – Trung tâm Tin với tác phẩm: Làm ngơ trước sức khỏe cộng đồng.

Ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá: Giải báo chí Quốc gia lần này nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều cơ quan báo chí, các cấp Hội từ Trung ương đến các địa phương.

Các tác giả nhận giải B phóng sự, điều tra, bút ký báo chí (báo in)

 

Một số tác phẩm của Đài TNVN đoạt Giải B

Nghịch lý giá sữa bột nhập ngoại ở Việt Nam

Độc quyền xăng dầu- hệ quả của cơ chế bất cập

Chủ đề các tác phẩm dự thi rất đa dạng, trong đó có chủ đề được quan tâm như Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; có nhiều tác phẩm đi sâu phản ánh những nhân tố mới, gương nguời tốt việc tốt, điển hình kinh tế, đầu tư phát triển, ngăn chặn suy giảm kinh tế; giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đấu tranh với các thế lực thù địch, các hoạt động chống phá Nhà nước; vấn đề kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Các tác phẩm đoạt giải là những tác phẩm xuất sắc, có tính phát hiện; phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng; có tính định hướng dư luận xã hội; góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước./.

Danh sách các tác phẩm đoạt Giải Báo chí Quốc gia 2009 

I- Giải báo in đối với thể loại tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép:

Giải A: Không có

Giải B: Có 03 giải

1. Nhóm tác giả: Nguyễn Tuấn, Anh Thu, Phạm Quân – Báo Quân đội nhân dân với loạt bài: Kỷ niệm 55 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

2. Nhóm tác giả: Phan Lợi, Nguyễn Minh Trí, Lê Phong Nguyên, Phan Tấn Nguyên – Báo Nhân Dân với loạt bài: Các khu kinh tế miền Trung làm gì để thu hút vốn đầu tư?

3. Nhóm tác giả: Cấn Mạnh Cường, Thảo Lê – Báo Khuyến học và Dân trí với loạt bài về: Công viên Thống Nhất.

Giải C: Có 10 giải

1. Nhóm tác giả: Nguyễn Kim Khánh, Bùi Hoàng Tám – Liên chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam với tác phẩm: Nho sĩ thời nay có vơi đi khí phách?

2. Nhóm tác giả: Nguyễn Huy Thắng, Lê Khải Hoàn – Báo Nhân Dân với loạt bài: Công trình đê biển xuyên thế kỷ ở Hà Lan.

3. Nhóm tác giả: Vu Gia (Phạm Ngọc Phúc), Lê Trọng Ân, Xuân Cang, Nguyễn Quang Điển, Phan Xuân Toàn – Báo Người lao động Thành phố Hồ Chí Minh (Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh) với loạt bài: 40 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ….

4. Nhóm tác giả: Huy Thiêm, Hồng Hải – Báo Quân đội nhân dân với loạt bài: Kinh nghiệm thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

5. Tác giả: Huy Thịnh – Báo Hànộimới (Hội Nhà báo thành phố Hà Nội) với tác phẩm: Đối thoại về những công việc không đơn giản.

6. Nhóm tác giả: Phạm Tuyên, Ngọc Tiến – Báo Tiền phong với tác phẩm: Doanh nghiệp Nhà nước: Lương Chủ tịch, Tổng giám đốc cao hay thấp?

7. Nhóm tác giả: Lưu Vinh, Hồng Thái, Anh Hiếu – Liên chi hội Nhà báo Bộ Công an với loạt bài: Những doanh nhân Việt kiều nặng lòng cùng đất nước.

8. Tác giả: Đặng Trung Hội – Báo Quân đội nhân dân với loạt bài: Lý Sơn – Bảo tàng Hoàng Sa giữa biển.

9. Tác giả: Đặng Thanh Hòa – Thông tấn xã Việt Nam với loạt bài: 50 năm đường Hồ Chí Minh.

10. Nhóm tác giả: Hồ Sĩ Lực, Quang Hưng – Báo Nông thôn ngày nay với tác phẩm: “Băm nát” kiến trúc làng.

Giải Khuyến khích: Có 16 giải

II- Giải báo in đối với thể loại bình luận, chuyên luận, xã luận:

Giải A: Không có

Giải B: Có 02 giải

1. Nhóm tác giả: Nguyễn Trọng Phúc, Vũ Đình Hòe, Trình Mưu, Nguyễn Tiến Bình – Báo Quân đội nhân dân với loạt bài: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

2. Nhóm tác giả: Việt Trung, Khôi Nguyên, Việt Khoa – Báo Sài Gòn giải phóng – Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh với tác phẩm: Học thuyết Mác – Lê-nin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu.

Giải C: Có 09 giải

1. Nhóm tác giả: Hồ Quang Lợi, Đoàn Anh Tuấn – Báo Hànộimới (HNB thành phố Hà Nội) với tác phẩm: Bộ mặt thật của kẻ chống đối chế độ.

2. Tác giả: Trần Đình Thiên – Tạp chí Cộng sản với tác phẩm: Phản ứng chính sách nào cần được ưu tiên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu?

3. Tác giả: Nguyễn Thành Lợi – Tạp chí Cộng sản với tác phẩm: Thực chất của cái gọi là “thúc đẩy dân chủ” ở nước ngoài của Mỹ.

4. Tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn – Ban Tuyên giáo Trung ương với tác phẩm: Tại sao 14 chỉ bằng 9?

5. Tác giả: Nguyễn Văn Bình (Bình Nguyên) – Báo Nhân Dân với tác phẩm: Phong trào cánh tả lan rộng ở Mỹ La – tinh.

6. Nhóm tác giả: Đặng Minh Liên, Đoàn Thị Hòa, Nguyễn Văn Vương, Nguyễn Đình Hoàng – Tạp chí Điện ảnh Việt Nam (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) với tác phẩm: Điện ảnh Việt Nam làm gì để hội nhập?

7. Nhóm tác giả: Vũ Khắc Thường, Ngô Đình Phiếm – Tạp chí Quốc phòng toàn dân với tác phẩm: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với việc giữ gìn và phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ.

8. Tác giả: Hữu Thọ – Ban Tuyên giáo Trung ương với tác phẩm: Mấy cảm nhận về văn hóa Hồ Chí Minh

9. Tác giả: Lê Minh Thắng – Báo An ninh Hải Phòng (HNB TP.Hải Phòng) với tác phẩm: Công tác Đảng trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài: Quan trọng phải lấy dân làm gốc.

Giải Khuyến khích: Có 05 giải

III- Giải báo in đối với thể loại phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí:

Giải A: Không có

Giải B: Có 05 giải

1. Tác giả: Nguyễn Như Phong – Liên chi hội Nhà báo Bộ Công an với tác phẩm: Cận cảnh Tam giác vàng.

2. Nhóm tác giả: Vũ Hân, Hương Sen, Ngọc Yến, Nguyễn Thái, Hương Giang, Thu Thủy, Anh Hiếu, Lê Quân, Nguyễn Văn Bình, Đặng Ngọc Như – Liên chi hội Nhà báo Bộ Công an với loạt bài: Ngăn chặn thành công “Cơn bão” thu gom sổ đỏ.

3. Nhóm tác giả: Bùi Thanh, Lê Đức Dục – Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh (HNB Thành phố Hồ Chí Minh) với tác phẩm: Tuyến bài về nhà giàn DK1.

4. Nhóm tác giả: Ngô Mai Loan, Vũ Ngọc Hà, Nguyễn Y Linh, Đỗ Trọng Quang – Báo Hànộimới (HNB thành phố Hà Nội) với tác phẩm: “Con voi chui qua lỗ kim”?

5. Nhóm tác giả: Đoàn Văn Quang, Phạm Trung Tuyến – Báo Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam) với loạt bài về Kinh doanh công sản.

Giải C: Có 11 giải

1. Tác giả: Đoàn Xuân Bộ – Báo Quân đội nhân dân với loạt bài: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam thời hội nhập: Làm chưa hay như nói.

2. Nhóm tác giả: Trương Hiệu, Trần Hữu Ngọc, Trần Tố Như – Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh với loạt bài: “Triệt phá các đường dây mua bán bằng cấp giả”.

3. Nhóm tác giả: Đặng Vương Hạnh, Phùng Công Sưởng – Báo Tiền phong với tác phẩm: Băm nát quy hoạch trước ngày Thủ đô mở rộng: Đua nhau ôm đất, lập dự án!

4. Tác giả: Lâm Chí Công – Báo Lao động với loạt bài: “Bò Thái Lan chui lọt… lỗ kim”.

5. Tác giả: Đỗ Doãn Hoàng – Báo Lao động với loạt bài: “Chuyện ít biết về dòng dõi “Quan lang xứ Mường”.

6. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Linh An (BD: Linh An), Võ Thanh Tùng (BD: Thanh Hùng) – Báo Sài Gòn giải phóng với tác phẩm: Đại học ngoài công lập đang bị thả nổi?

7. Nhóm tác giả: Văn Cộng, Anh Khoa, Văn Tuấn, Nam Hương – HNB thành phố Cần Thơ với loạt bài: Làm gì để người Việt dùng hàng Việt?

8. Tác giả: Vũ Minh Việt – Báo Nông nghiệp Việt Nam với tác phẩm: Đột nhập mạng lưới buôn lợn ốm chết lớn nhất miền Bắc.

9. Tác giả: Võ Thị Thiên Nga (Hoàng Thiên Nga) – HNB tỉnh Đắc Lắc với tác phẩm: “Cuộc chiến rừng và thủy điện”.

10. Tác giả: Phạm Thị Thu Thủy – Thông tấn xã Việt Nam với loạt bài: Di sản văn hóa Tây Nguyên.

11. Tác giả: Lê Thị Thúy Lan (Lê Lan) – Báo Điện Biên Phủ (HNB tỉnh Điện Biên) với loạt bài: Đề án sắp xếp ổn định dân di cư tự do huyện Mường Nhé: Đích đến còn xa.

Giải Khuyến khích: Có 12 giải

IV- Giải ảnh báo chí:

Giải A: Không có

Giải B: Có 01 giải

1. Tác giả: Vũ Quang Thái (Thái Hà, Vũ Quang) – Báo Quân đội nhân dân với nhóm 05 ảnh: Trên công trường xây dựng đường tuần tra biên giới: Gian nan giữa mùa mưa

Giải C: Có 04 Giải

1. Tác giả: Nguyễn Vinh Hiển (Hoàng Nam) – HNB tỉnh Vĩnh Long với nhóm 2 ảnh: Quái xế.

2. Tác giả: Dương Thanh Xuân – HNB tỉnh Phú Yên với ảnh đơn: Cứu dân ở vùng rốn lũ.

3. Tác giả: Văn Sơn – Thông tấn xã Việt Nam với ảnh đơn: Một nỗi đau chung – một khát vọng chung.

4. Nhóm tác giả: Nguyễn Trọng Chính, An Thành Đạt – Thông tấn xã Việt Nam với phóng sự ảnh “Tìm nước trong đá”.

Giải Khuyến khích: Có 01 giải

V- Giải phát thanh dành cho tin, bài phản ánh, phỏng vấn, tọa đàm, bình luận, chuyên luận:

Giải A: Không có

Giải B: Có 02 giải

1. Nhóm tác giả: Đức Thành, Hà Nho, Thanh Trường – Hệ Thời sự – Chính trị – Tổng hợp VOV1 (Đài Tiếng nói Việt Nam) với tác phẩm: Nghịch lý giá sữa ngoại ở Việt Nam.

2. Tác giả: Phạm Nguyên Long – Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1) với loạt bài: Độc quyền xăng dầu – Hệ quả của cơ chế bất cập.

Giải C: Có 02 giải

1. Tác giả: Thanh Hùng – HNB tỉnh Đồng Tháp với tác phẩm: Có phải cho hết mới là yêu.

2. Nhóm tác giả: Lê Xuân Lãm, Nguyễn Mạnh Thắng – HNB tỉnh Đắc Lắc với tác phẩm: Rừng để màu xanh.

Giải khuyến khích: Có 01 giải

VI- Giải phát thanh dành cho phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký phát thanh:

Giải A: Không có

Giải B: Có 02 giải

1. Nhóm tác giả: Nguyễn Sỹ Hào, Nguyễn Thành Chung – Trung tâm Tin (Đài Tiếng nói Việt Nam) với tác phẩm: Làm ngơ trước sức khỏe cộng đồng.

2. Nhóm tác giả: Phan Hoàng Lĩnh, Trương Thị Hồng Thúy – Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (HNB thành phố Hồ Chí Minh) với tác phẩm: Nhọc nhằn đời quét rác.

Giải C: Có 05 giải

1. Tác giả: Lâm Thanh Các – HNB thành phố Cần Thơ với tác phẩm: Sáng kiến nhỏ – lợi ích to.

2. Tác giả: Trần Thị Kiều Hoanh – HNB tỉnh Quảng Ngãi với tác phẩm: Đất thiêng trong lòng một gia tộc.

3. Nhóm tác giả: Thu Ngọc, Lê Thái – Đài PT-TH Bạc Liêu (HNB tỉnh Bạc Liêu) với tác phẩm: Tri thức trẻ về làng.

4. Tác giả: Thoại Diễn, Đào Quốc Dũng – HNB Thành phố Hồ Chí Minh với tác phẩm: Cải cách hành chính, vì sao kém hiệu quả?

5. Tác giả: Trần Trung – Đài PT-TH Ninh Bình (HNB tỉnh Ninh Bình) với tác phẩm: Thực trạng việc xây dựng trái phép tại khu vực đồi Đá Lăn, xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan.

Giải khuyến khích: Có 03 giải

VII- Giải báo hình dành cho bình luận, giao lưu, tọa đàm, phim tài liệu:

Giải A: Không có

Giải B: Có 02 giải

1. Tác giả: Lê Văn Long – Hãng phim TLKHTW (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) với tác phẩm: Chuyện ông Hội đồng.

2. Nhóm tác giả: Hữu Tầm, Minh Thái – HNB tỉnh Ninh Thuận với tác phẩm: Vợ chồng ông Năm tốt.

Giải C: Có 06 giải:

1. Nhóm tác giả: Bạch Dương, Tuyết Nhung, Bảo Lê, Thành Vũ – Đài Truyền hình Việt Nam với tác phẩm: Học để làm gì?

2. Nhóm tác giả: Nhật Nam, Tiến Dũng – Đài PT-TH Thanh Hóa (HNB Thanh Hóa) với tác phẩm: Tôi không tật nguyền.

3. Tác giả: Nguyễn Thước – Hãng phim TLKHTW (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) với tác phẩm: Ông Mười Khôi.

4. Nhóm tác giả: Nguyễn Anh Nông, Đặng Thái Huyền, Phạm Công Trình – Điện ảnh Quân đội nhân dân với tác phẩm: Ký ức không thể phai mờ.

5. Nhóm tác giả: Quý Cầu, Quang Thu, Minh Sơn – HNB tỉnh Quảng Ngãi với tác phẩm: Đất đảo có những hùng binh.

6. Nhóm tác giả: Hùng Phong, Trọng Văn – Đài PT-TH Hà Nội (HNB thành phố Hà Nội) với tác phẩm: Hồ sơ – đời người.

Giải khuyến khích: Có 07 giải

VIII- Giải báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra:

Giải A: Có 01 giải

1. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Anh, Dương Thế Hiển – HNB tỉnh Đồng Nai với tác phẩm: Trạm cân Dầu Giây – Lợi bất cập hại.

Giải B: Có 02 giải

1. Nhóm tác giả: Trường Sơn, Cao Trí – Đài Truyền hình Việt Nam với tác phẩm: Bất cập quy hoạch thủy điện tại miền Trung – Tây Nguyên.

2. Nhóm tác giả: Hữu Thu, Quốc Phương – HNB tỉnh Thừa Thiên Huế với tác phẩm: Những việc làm ích nước, lợi dân.

Giải C: Có 07 giải

1. Nhóm tác giả: Xuân Tùng, Cao Trí – Đài Truyền hình Việt Nam với tác phẩm: Tiếng kêu cứu từ nơi xa Tổ quốc.

2. Nhóm tác giả: Lưu Hà, Toàn Năng – Đài PT-TH Hải Phòng (HNB TP. Hải Phòng) với tác phẩm: Người làm gạch từ phế thải xây dựng.

3. Tác giả: Trần Thanh Hà – Hệ Phát thanh có hình (Đài Tiếng nói Việt Nam) với tác phẩm: Những nghịch lý trên thị trường bất động sản.

4. Nhóm tác giả: Thúy Hằng, Như Thừa – HNB tỉnh Ninh Thuận với tác phẩm: Cánh đồng đoàn kết.

5. Nhóm tác giả: Trần Việt Tuyên, Trương Minh Tuyền – Đài PT – TH Hà Giang (Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang) với tác phẩm: Trồng rừng nuôi bò.

6. Nhóm tác giả: Nguyễn Phương Hà, Nguyễn Đức Lâm – HNB Hà Nam với tác phẩm: Sau tiếng chuông chùa.

7. Nhóm tác giả: Đức Viễn, Nguyễn Kiên Cường, Ngô Quang Huy, Đỗ Sơn Hùng – HNB Phú Thọ với tác phẩm: Phía sau cơn bão.

Giải Khuyến khích: Có 10 giải 

(Theo VOV)

Các tin khác
Các nhà báo tác nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký chỉ thị về việc tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam.

Kỷ niệm 85 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, Tỉnh ủy Yên Bái đã tổ chức buổi gặp mặt các hội viên, phóng viên, biên tập viên, những người làm báo tỉnh Yên Bái và tổ chức trao Giải báo chí tỉnh Yên Bái năm 2010./Ngày 15/6 Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt và công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ./ Đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm việc tại huyện Mù Cang Chải.

YBĐT - Nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã đến thăm và chúc mừng cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và nhân viên Báo Yên Bái.

Các đại biểu dự phiên bế mạc kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XII.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục