Đại Sơn trên con đường sáng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/1/2011 | 3:06:19 PM

YBĐT - Đầu năm, chúng tôi có dịp trở lại Đại Sơn – xã vùng cao của huyện Văn Yên. Chỉ mới hai năm thôi mà vùng đất này đã có nhiều đổi khác.

Hiện nay tổng diện tích quế của Đại Sơn là 1.802ha, trong đó nhiều diện tích đã cho thu hoạch. (Ảnh: Thanh Miền)
Hiện nay tổng diện tích quế của Đại Sơn là 1.802ha, trong đó nhiều diện tích đã cho thu hoạch. (Ảnh: Thanh Miền)

 Dọc con đường tiếp giáp từ xã An Thịnh đến chân dốc Ba Khuy, theo ngả Mỏ Vàng, Tân Hợp đâu đâu cũng thấy màu xanh ngút ngàn của quế, của rừng. Cuối năm qua, nhiều tuyến đường lên Làng Bang thượng, Làng Bang hạ, Gốc Sấu, Khe Vầu, Khe Trà đã được mở mới bằng vốn của chương trình 135 và đóng góp công sức của nhân dân đã tạo nên hệ thống giao thông đi lại thuận lợi. Rồi trường mầm non, nhà công vụ cho giáo viên, nhà văn hóa trung tâm và các thôn được xây dựng mới cũng góp phần đáng kể làm đổi thay bộ mặt nông thôn vùng cao.

Gặp và trao đổi với Phó chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Minh, anh cho biết: Tại Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết với 25 chỉ tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, trong đó phát triển kinh tế luôn luôn được coi là vấn đề trọng tâm. Sau Đại hội, nhiều biện pháp đã được triển khai để thực hiện thắng lợi ngay từ năm đầu của nhiệm kỳ. Chính vì vậy năm 2010 tổng diện tích gieo trồng đạt 337ha, trong đó lúa nước 165,4ha, ngô 73ha, sắn 100ha và 30ha lúa nương.

Hiện nay lương thực đầu người đạt 325kg/năm, phấn đấu để đạt 380kg và thu nhập 17 triệu đồng/người/năm vào năm 2015. Vì vậy bên cạnh việc bảo đảm an ninh lương thực, Đại Sơn cũng chú ý phát triển chăn nuôi và mở rộng vùng cây quế đặc sản. Cũng trong năm, đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định với tổng đàn trâu là 593 con, đàn bò 28 con, đàn lợn 1.700 con và tổng đàn gia cầm 21.000 con. Do làm tốt việc phòng, chống rét cùng tiêm phòng vac xin đầy đủ nên không có dịch bệnh xảy ra.

Hiện nay tổng diện tích quế của Đại Sơn là 1.802ha, trong đó nhiều diện tích đã cho thu hoạch. Người có công đi đầu trong việc đưa cây quế vào trồng ở địa phương là cụ Hoàng Văn An ở thôn Khe Chìa. Cách đây hơn 40 năm, cụ được chính quyền xã cử về tận Quảng Ninh học tập cách trồng quế tập trung. Thấy cách làm hay, cho hiệu quả kinh tế cao, cụ bàn với vợ con trồng thử ngay trên đồi đất nhà mình. Ban đầu trồng 10 cây và gọi là “đồi cây nhớ ơn Bác Hồ”.

Qua thời gian, cây quế lớn nhanh và năm 1988 chặt bán 7 cây được hàng chục triệu đồng mang mua công trái Chính phủ. Phong trào trồng quế được thực sự rầm rộ kể từ năm 1975 trở lại đây khi ông Lý Kim Thanh - Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp nhận rõ lợi ích từ cây quế nên đã chỉ đạo trồng thành vùng chuyên canh. Bây giờ thì người Dao, người Tày, người Mông ở thôn Khe Phầy, Khe Vầu, Gốc Sấu, Làng Bang, Đá Đứng… đều quen với việc trồng quế diện tích quế Đại Sơn cứ được mở rộng mãi ra.

Gia đình cụ Hoàng Văn An gần 40 ha, các hộ Lý Kim Thanh, Bàn Hữu Vượng, Đặng Nguyên Tài... đều có từ 10 ha trở lên. Quế năm nay được mùa và được giá, toàn xã thu trên 700 tấn vỏ quế khô, giá vụ ba cũng đạt 15 – 16.000đ/kg, vụ tám 20.000đ/kg. Gần đây, Đại Sơn mở cả lò chưng cất tinh dầu và xưởng xẻ gỗ quế làm bao bì, toàn xã có đến trên 30 cơ sở. Gỗ quế, lá quế tất cả đều trở thành hàng hoá. Như vậy cây quế giúp nông dân Đại Sơn thoát nghèo và nhiều hộ vươn lên thành triệu phú, tỷ phú. Hộ giàu phải kể đến cụ Hoàng Văn An, nhà xây, xe máy, phương tiện nghe nhìn đầy đủ, con cái đều có cơ ngơi riêng.

Lớp tỷ phú mới như Lý Kim Thanh, Bàn Hữu Vượng… mỗi năm đều có nguồn thu từ quế vài chục đến cả trăm triệu đồng. Để bảo vệ nguồn gien quý hiếm, Đại Sơn đã chọn được 30 cây quế bố mẹ tại 5 hộ gia đình để hằng năm cung cấp hạt giống cho cả vùng. Đặc biệt địa phương còn quy hoạch 3ha thành khu bảo tồn và phát triển du lịch theo kế hoạch của huyện. Hàng năm diện tích trồng quế vẫn tiếp tục được mở rộng, để tương lai đến với Đại Sơn là đến với “vương quốc” quế, vùng đất vàng xanh của huyện Văn Yên.

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Điện lưới quốc gia đã tới với 77,3% số hộ gia đình trong xã, 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn. Vệ sinh môi trường, nhất là đường thôn ngõ xóm ở các làng văn hoá ngày càng sạch đẹp, tỷ lệ số hộ có 3 công trình hợp vệ sinh đạt 55%, sử dụng nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 50%. Trong năm 2010 đã triển khai dự án hỗ trợ làm nhà vệ sinh và di dời chuồng trại ra xa nhà cho 280 hộ nghèo. Từ năm 2008, Đại Sơn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã và được duy trì qua các năm.

Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân luôn được bảo đảm. Xã cũng hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 98%. Biết khai thác mọi tiềm năng, phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực tự cường, Đảng bộ và nhân dân xã Đại Sơn đang tiến lên trên con đường sáng xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

T.Q

Các tin khác
Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh thực hiệngiám sát chuyên đề về đào tạo nghề tại Trung tâm Dạy nghề huyện Văn Yên.

YBĐT - Năm 2010, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Yên Bái đã thực hiện tốt vai trò điều hòa, phối hợp, linh hoạt trong quá trình thực hiện chương trình hoạt động.

Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XII.

Chiều 6/1, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe, cho ý kiến vào Tờ trình về việc công bố ngày bầu cử, việc thành lập Hội đồng bầu cử và tiểu ban giúp việc Hội đồng bầu cử.

Bí thư Tỉnh ủy Đào Ngọc Dung dự lễ khởi công đường Hoàng Thi nối quốc lộ 37 với quốc lộ 32

YBĐT - Ngày 5/1, đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác của tỉnh đã làm việc tại huyện Yên Bình.

"Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ Ai Cập và gia quyến các nạn nhân và cho rằng những kẻ khủng bố cần phải bị trừng trị thích đáng", bà Nguyễn Phương Nga nói.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục