Cùng chung ý nguyện

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/5/2011 | 3:18:15 PM

YBĐT- Cởi mở, thẳng thắn và chân thành, tất cả đều cùng chung ý nguyện nâng cao hơn nữa vai trò của cơ quan dân cử, trách nhiệm của người đại biểu HĐND, phấn đấu vì sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Trung tâm thị trấn Cổ Phúc rực cờ và biểu ngữ chào mừng ngày bầu cử.
Trung tâm thị trấn Cổ Phúc rực cờ và biểu ngữ chào mừng ngày bầu cử.

Suốt nhiều ngày qua, bà con cử tri khắp các thôn bản ở 24 xã, thị trấn trong toàn huyện Trấn Yên đều dành thời gian đến hội trường thôn, nhà văn hóa dân cư và cả trụ sở chính quyền xã để dự các buổi hội nghị, nghe các đại biểu ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII và HĐND các cấp trình bày chương trình hành động, vận động cử tri bầu cho mình trong ngày bầu cử 22/5.

Có lẽ khả năng ứng xử, trình độ hiểu biết cũng như năng lực vận động, thuyết phục trước đám đông của mỗi đại biểu không tương đồng nhưng phần lớn người ứng cử đều không sử dụng hết quỹ thời gian theo quy định. Chương trình hành động được soạn thảo khá công phu, kỹ càng  nhưng các đại biểu chỉ trình bày trong vài phút rồi dành phần lớn thời gian đối thoại với dân.

Rất nhiều vấn đề được cử tri đặt ra, từ việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nền sản xuất hàng hóa, tạo việc làm cho người lao động, giải quyết những vấn đề được coi là “nóng” ở nông thôn như đất đai, tài nguyên, môi trường, việc làm, tệ nạn xã hội… đến những vấn đề “động chạm” đến lợi ích thiết thân của người dân nông thôn như: giáo dục, y tế, hạ tầng giao thông...

Các ứng cử viên nói với dân những vấn đề mà mình quan tâm và phấn đấu thực hiện trong nhiệm kỳ tới; hứa với dân những điều mà họ mong muốn để dân tin và lựa chọn mình. Đây thực sự là một buổi “sát hạch” cán bộ trước một kỳ bầu cử với sự thanh lọc khá cao khi mà số người ứng cử khá đông trong khi số được bầu có hạn.
Không ít những vấn đề dân đưa ra được người ứng cử hiện đang giữ những chức vụ lãnh đạo cơ quan Đảng, chính quyền hay các ngành đoàn thể giải thích trực tiếp; cũng có những vấn đề người ứng cử hứa sẽ quan tâm khi đắc cử và cả sự cam kết sẽ quan tâm giải quyết với điều kiện và khả năng của mình ngay cả khi không trúng cử.

Tựu trung lại thì tất cả chương trình hành động của người ứng cử đến những vấn đề mà cử tri quan tâm, kỳ vọng đối với người đại biểu của mình vẫn là làm sao để nâng cao hơn nữa vai trò của cơ quan dân cử; trách nhiệm của người đại biểu nhân dân, tập trung cho công cuộc tăng trưởng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.

Ông Nguyễn Anh Tuấn ở thị trấn Cổ Phúc, mong muốn: “Người trúng cử phải thực là đại biểu của dân, phải sát dân để nghe dân nói và đưa những ý kiến đó đến với QH và HĐND các cấp. Không thể tiếp xúc cử tri theo kiểu hình thức, toàn đại biểu cử tri đi dự”.

Ông Lê Văn Hà, xã Báo Đáp: “Dân đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND qua các buổi chất vấn. Thời gian qua Quốc hội đã làm tốt việc này, HĐND tỉnh cũng đã có sự đổi mới, riêng cấp huyện, cấp xã thì việc chất vấn còn hạn chế”.
Ông Lê Văn Hà ở xã Báo Đáp thì cho rằng: “Dân đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND qua các buổi chất vấn. Thời gian qua Quốc hội đã làm tốt việc này, HĐND tỉnh cũng đã có sự đổi mới, riêng cấp huyện, cấp xã thì việc chất vấn còn hạn chế”. Rất nhiều cử tri tỏ ra băn khoăn khi điều kiện kinh tế - xã hội, mức sống, trình độ dân trí… của địa phương mình còn rất khó khăn nhưng do được “chiếu cố” ra khỏi vùng III nên không còn được hưởng nhiều sự quan tâm, ưu đãi của Nhà nước.

Vấn đề tệ nạn xã hội đang có dấu hiệu gia tăng; vấn đề việc làm ở nông thôn hay những việc như xây dựng nền sản xuất hàng hóa, xây dựng nông thôn mới… đã được cử tri thẳng thắn trao đổi.

Được tổ chức phân công về ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 7,  huyện Trấn Yên, với cương vị công tác là Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, trong các buổi tiếp xúc với dân, ông Lê Văn Tạo đã trực tiếp giải đáp nhiều vấn đề mà cử tri quan tâm.

“Với trách nhiệm mà Đảng và nhân dân giao phó, thời gian tới tôi sẽ quan tâm đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới hoạt động của HĐND tỉnh, trong đó có việc tổ chức tốt các kỳ họp để đại biểu chất vấn trực tiếp các cơ quan, ban ngành; kiểm tra, đánh giá cụ thể, rõ ràng những gì mà đại biểu đã hứa với cử tri khi trả lời chất vấn. Cùng với đó là thực hiên tốt chức năng giám sát của cơ quan thường trực HĐND; thảo luận và đưa ra những quyết định đúng đắn nhất vì sự nghiệp phát triển chung…”, ông Lê Văn Tạo phát biểu.

Là cán bộ nữ, hiện đang là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó bí thư Huyện ủy Trấn Yên, bà Nguyễn Thị Thu Hà không chỉ hứa với cử tri sẽ đem hết trí tuệ và tâm huyết của mình để hoàn thành nhiệm vụ của người đại biểu HĐND tỉnh; thường xuyên giữ mối liên hệ mật thiết với dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri phản ánh kịp thời với HĐND và các cơ quan chức năng nhằm giải quyết kịp thời theo đúng chính sách, pháp luật…

Cũng là ứng cử viên nữ nên bà Hà sẽ quan tâm nhiều hơn nữa đến phụ nữ - những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, nếu được tạo điều kiện thì phụ nữ sẽ phát triển toàn diện, đóng góp lớn hơn, xứng đáng hơn cho gia đình và xã hội: “Bản thân tôi đã nhận thức rõ trách nhiệm của mình khi được giới thiệu ra ứng cử. Cho dù trúng cử hay không thì đây cũng là niềm vinh dự lớn, là nguồn động viên, khích lệ tôi tiếp tục hoàn thành tốt trách nhiệm của mình mà Đảng và nhân dân đã giao phó”.

Bà Dương Thị Mùi - Giám đốc Công ty TNHH Doanh Mùi là đại biểu duy nhất của khối các doanh nghiệp tư nhân tham gia ứng cử vào HĐND huyện nhiệm kỳ 2011 - 2016. Trong bài phát biểu của mình, đại biểu Dương Thị Mùi đã thể hiện quyết tâm xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển, thu hút ngày càng nhiều lao động tại địa phương, đảm bảo thu nhập khá và đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách Nhà nước. “Nói lên tiếng nói của doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận để cùng nhau phát triển” là lời hứa của đại biểu Mùi trước cử tri tại các buổi tiếp xúc.

Rất nhiều ý kiến, rất nhiều những mong muốn của cử tri và các chương trình hành động cùng những lời hứa của người ứng cử đã được đưa ra tại các buổi tiếp xúc. Cởi mở, thẳng thắn và chân thành, tất cả đều cùng chung ý nguyện nâng cao hơn nữa vai trò của cơ quan dân cử, trách nhiệm của người đại biểu HĐND, phấn đấu vì sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Mong được góp sức mình cho xã hội

Tham gia ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Yên Bái có 40 nữ ứng cử viên trong tổng số 91 ứng cử viên, chiếm tỷ lệ 43,95%. Ngoài những vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội nói chung, các ứng cử viên nữ còn đặc biệt quan tâm đến một số nội dung  thiết thân đối với người dân tại địa phương mình hoặc trong lĩnh vực mình công tác cũng như mong muốn được đóng góp sức mình trong những vấn đề này. Phóng viên YBĐT đã ghi lại những suy nghĩ này của một số nữ ứng cử viên trước thềm bầu cử.

* Lò Thị Thu (Cán bộ văn phòng Đảng ủy xã Nghĩa Sơn - huyện Văn Chấn):

Nghĩa Sơn chủ yếu là đồng bào Khơ Mú sinh sống. Hạn chế trong trình độ và thiếu vốn trong phát triển kinh tế gia đình là hai vấn đề cơ bản mà người dân nơi đây gặp phải. Vì vậy, mong rằng thông qua các tổ chức đoàn thể, người dân có nhiều cơ hội hơn nữa để nâng cao kiến thức qua các lớp tập huấn, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kĩ thuật và đáp ứng nhu cầu về vốn để có thể áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

* Hoàng Thị Giang (giáo viên trường Mầm non xã Tân Hương, huyện Yên Bình):

Điều kiện học tập của thầy cô giáo và học sinh tại Tân Hương nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn như: vẫn phải học ghép, đường đến trường không thuận lợi nhất là tới các điểm trường lẻ.

Trong việc vận động học sinh ra lớp thì việc vận động trẻ em gái nhiều lúc còn gặp trở ngại do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của bà con dân tộc. Tôi nghĩ cần phải có thêm chế độ chính sách ưu tiên học sinh nữ, nhằm khuyến khích, động viên các em và đồng bào cho con em ra lớp và học lên cao.

Ngoài ra, ở xã tôi vẫn còn nhiều thôn, bản chưa có điện, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đây cũng là nhu cầu người dân trong xã mong sớm được đáp ứng.

* Vũ Thị Nhung (Bí thư Đoàn thanh niên xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên):

Hiện nay, không chỉ riêng Báo Đáp mà hoạt động của nhiều tổ chức Đoàn ở các địa phương gặp khó khăn do tình trạng thiếu thanh niên để tập hợp, thu hút. Rất nhiều thanh niên không tìm được công ăn việc làm ở quê nhà, buộc phải đi làm ăn xa.

Để có thể tạo hiệu quả trong hoạt động của tổ chức Đoàn, ngoài những hoạt động bề nổi, tổ chức Đoàn phải trở thành người bạn đồng hành để có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết thực của thanh niên nhất là trên con đường lập thân, lập nghiệp với các hoạt động như đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn vay... để đoàn viên thanh niên có thể lập nghiệp ngay tại quê hương. Với tư cách là một Bí thư đoàn, đây là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm.

* Lương Thị Hiếu (cán bộ văn hoá - xã hội xã Khánh Hoà, huyện Lục Yên):

Khánh Hoà là xã 135, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhiều gia đình chính sách còn gặp nhiều khó khăn. Tôi mong bằng sức lực và khả năng của mình có thể vận động được nhiều tổ chức xã hội, đoàn thể trong và ngoài địa phương cùng cộng đồng xã hội giúp đỡ các gia đình chính sách vươn lên trong cuộc sống.

* Lò Thị Hồng (Bí thư Chi bộ bản Phán Thượng, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ):

Phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc ở thôn, bản là điều không đơn giản. Ngoài yêu cầu về trình độ thì nhiều người suy nghĩ rằng họ làm nông nghiệp, không cần thiết phải vào Đảng.

Để có thể đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, xây dựng chi bộ bền vững tại vùng có đông đồng bào dân tộc, tôi nghĩ tuyên truyền, giải thích là biện pháp quan trọng nhất.

Phải giải thích cho bà con hiểu rằng trở thành đảng viên sẽ trực tiếp được nghe những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, những chủ trương, đường lối ấy liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của mình; cha mẹ là đảng viên, con cái sau này cũng được nhiều thuận lợi... Tôi muốn bản thân có thể đóng góp nhiều hơn nữa trong công tác phát triển Đảng ở vùng đồng bào dân tộc.           

Thu Hạnh (thực hiện)

Lê Phiên

Các tin khác
Đồng chí Đào Ngọc Dung - Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Sở Nông nghiệp & PTNT

YBĐT - Thực hiện chương trình công tác của Tỉnh ủy, ngày 13/5, đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên BCH Trung Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cùng lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh.

Đoàn ứng cử viên tiếp xúc với các cử tri xã Vũ Linh.

YBĐT - Trong các ngày 10, 11 và 12/5, các ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2011-2016, thuộc đơn vị bầu cử số 3 gồm các ông: Đỗ Xuân Hùng, Triệu Quang Huy, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Quốc Luận, Hoàng Đức Quế, Định Ngọc Thường đã tiếp xúc cử tri vận động bầu cử tại các xã Yên Thành, Cảm Nhân, Vũ Linh, Bạch Hà và thị trấn Thác Bà của huyện Yên Bình.

Các thành viên Hội đồng bầu cử xã họp triển khai công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử.

YBĐT - Về Cẩm Ân trong những ngày này, không khí của ngày bầu cử đã náo nức khắp nơi.

Cử tri trong xã tìm hiểu về các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp đã được niêm yết tại trụ sở UBND xã.

YBĐT - Để ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND sắp tới thực sự trở thành ngày hội lớn của toàn dân, cấp ủy, chính quyền xã vùng cao Phúc Lợi (Lục Yên) đã tập trung hoàn thiện các bước cho công tác bầu cử tại cơ sở, trong đó công tác tuyên truyền được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục