Sửa Hiến pháp: Xác định rõ quyền hạn của nguyên thủ quốc gia
- Cập nhật: Thứ sáu, 5/8/2011 | 7:56:31 AM
Chiều 4/8, Quốc hội khóa XIII bắt đầu công việc trọng trách của khóa này: nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp được đề xuất thành lập với 27 lãnh đạo cấp cao của nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng.
Đại biểu đặt vấn đề "giải mã" khái niệm quyền lực nhân dân.
|
Hiến pháp sửa đổi được áp yêu cầu để xác định rõ vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước. Đồng thời xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế tăng cường kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
UB Pháp luật cũng đề nghị xác định rõ chế định Chủ tịch nước về trách nhiệm, quyền hạn của nhân sự này trong thực hiện vai trò là nguyên thủ quốc gia, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân.
Đa số đại biểu tham gia ý kiến đều cho rằng, trong lần sửa đổi này nên tập trung vào định hướng về tổ chức bộ máy nhà nước. Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội), khi bàn về vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước, Hiến pháp sửa đổi lần này phải giải mã được rạch ròi tư tưởng “tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân”.
Chia sẻ nhận định này, ông Trần Du Lịch (TP.HCM) phân tích, khi trong luật ghi rõ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất thì phải phân định rõ ràng quyền của dân nằm ở đâu.
Ông Trần Du Lịch cũng nêu vấn đề, cơ chế kiểm soát quyền lực hiện nay chưa rõ và vẫn còn là một vướng mắc. Vì vậy, ban soạn thảo nên nghiên cứu để đưa ra định hướng cụ thể. Chẳng hạn, làm thế nào để phân quyền nhưng không mất quyền.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) lại nhấn mạnh, vấn đề kiểm soát quyền lực lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước là một định hướng lớn và mới mẻ. Đặc biệt, vai trò giám sát của các cơ quan Quốc hội rất quan trọng và phải được làm rõ.
Theo lộ trình dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương sửa đổi Hiến pháp và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi trong kỳ họp này, Ủy ban sẽ tổ chức tổng kết việc thi hành Hiếp pháp 1992 trong khoảng nửa năm. Việc này sẽ kết thúc vào tháng 3/2012. Dự thảo lần thứ nhất Hiến pháp sửa đổi sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012). Ủy ban sẽ có hơn 1 tháng để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo lần thứ 2 để báo cáo Bộ chính trị, Ban chấp hành TƯ Đảng vào tháng 12/2012. Bản Dự thảo này sẽ được công bố lấy ý kiến rộng rãi trong khoảng 1 tháng (tháng 3-4/2013). Trên cơ sở những ý kiến ghi nhận được, Ủy ban sẽ chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến lần nữa vào khoảng tháng 6/2013. Dự kiến, trong kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2013, Quốc hội sẽ thông qua Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. |
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
YBĐT - Trong ngày làm việc thứ hai của kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh chia tổ thảo luận, tham gia ý kiến đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và tham gia ý kiến vào các đề án, tờ trình. >>>Khai mạc kỳ họp thứ hai – HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVII
YBĐT - Chủ trương đình hoãn các công trình đã tiết kiệm 80% cho ngân sách nhà nước nhưng nhiều công trình phúc lợi công cộng, công trình trọng điểm, giao thông huyết mạnh cũng bị đình hoãn gây khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp.
Hôm nay, 4-8, theo chương trình đã được điều chỉnh, vào cuối buổi chiều, sau khi thảo luận ở hội trường về việc triển khai chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban sửa đổi hiến pháp, Quốc hội sẽ nghe báo cáo về tình hình biển Đông.
Chiều 3/8, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh với 97,2% số đại biểu tán thành.