80 nhà khoa học quốc tế dự hội thảo về biển Đông

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/9/2011 | 7:54:19 AM

Ngày 21/9, gần 80 nhà khoa học đến từ Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam đã tham dự Hội thảo quốc tế "Hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực trong bối cảnh mới."

Đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam).
Đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam).

Hội thảo do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức này sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học đến từ những quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan đến biển Đông, trao đổi về các biện pháp giải quyết tranh chấp ở khu vực biển Đông một cách hòa bình, tránh xảy ra xung đột trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Điều này phù hợp với trào lưu quốc tế, mong muốn của các nước trong khu vực và những quốc gia có lợi ích liên quan trên thế giới.

Các nhà khoa học đã cùng thảo luận về vị trí chiến lược của biển Đông, diễn biến mới ở biển Đông trong thời gian gần đây và tác động của nó đến hòa bình, ổn định của khu vực; các giải pháp duy trì hòa bình, an ninh và phát triển trong khu vực, trong đó tập trung nhấn mạnh đến cơ chế xây dựng lòng tin, quản lý xung đột, hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống... trong bối cảnh quốc tế mới.

Theo các nhà khoa học, để giải quyết tranh chấp biển Đông, đàm phán hòa bình, tuy lâu dài nhưng là phương án hợp lý, phải đảm bảo hợp lý về lợi ích cho các quốc gia liên quan. Vấn đề cốt lõi là phải có những căn cứ như Luật pháp quốc tế, trong đó Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông và tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông... làm cơ sở đàm phán.

Các nhà khoa học cũng kiến nghị mở rộng mạng lưới khu vực (kênh 2) để thu hút các nhà khoa học các nước tham gia nghiên cứu, trao đổi các vấn đề liên quan; đưa thêm vấn đề biển Đông vào thảo luận trong khuôn khổ ASEAN+3...

Có 3 mâu thuẫn chính liên quan đến biển Đông là lãnh thổ, an ninh và kinh tế, có thể giải quyết từng mâu thuẫn nhưng phải đặt trong tổng thể chung, phải tính đến yếu tố lịch sử, tâm lý và nhấn mạnh vai trò của học giả các nước. Cách thức giải quyết mâu thuẫn là chọn những lợi ích gần gũi để cùng hợp tác, xây dựng cơ chế lòng tin, nhưng phải có thiện chí, kiên trì thực hiện và phải thể hiện tính tích cực trên thực tế.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra tiến độ làm đường GTNT tại thôn 17, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

YBĐT - Ngày 21/9, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm và làm việc tại huyện Trấn Yên. Cùng đi có đồng chí Tạ Văn Long - Phó chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Đồng chí Dương Văn Thống - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu kết luận hội nghị

YBĐT - Ngày 21/9, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 25 – NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về: “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Chiều 20-9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Thông tin và Công nghệ truyền thông An-giê-ri M.Ben-ha-ma-đi thăm làm việc tại nước ta.

Một ASEAN đoàn kết, hòa bình, thịnh vượng là mong muốn của tất cả các nước trong khối.

Ngày 20-9, tại Cung Hòa Bình ở thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia, Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 32 (AIPA-32) đã chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của ngài Samdech Akka Ponhea Chakrei Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ tịch AIPA.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục