Bảo đảm cơ chế pháp lý ngăn ngừa tội phạm

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/10/2011 | 2:52:25 PM

YBĐT - Theo báo cáo được trình bày trên nghị trường, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các giải pháp đảm bảo kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng cường quốc phòng và an ninh, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh - trật tự, tập trung khắc phục sơ hở, thiếu sót trong phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (phải) trao đổi về công tác phòng chống tội phạm.
Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (phải) trao đổi về công tác phòng chống tội phạm.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm đang có xu hướng gia tăng cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng. Đã xuất hiện tội phạm phi truyền thống, sử dụng vũ khí nóng với nhiều hành vi mang tính man rợ… Đây là điều mà cả xã hội đang thấy e ngại và cũng chiếm hầu hết các ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội (QH) trong ngày thảo luận 26/10.

Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Lê Như Tiến nêu ý kiến: Vừa qua, có những vụ việc trẻ vị thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất xấu tới xã hội như vụ cướp tiệm vàng ở Bắc Giang. Báo cáo của Bộ Công an và các cơ quan tư pháp đều có nêu và tôi cũng đồng tình rằng, trong một số trường hợp như vậy Bộ luật Hình sự cần có quy định tăng nặng hình phạt để đảm bảo tính răn đe. Tất nhiên, đó là bước cuối cùng. Những giải pháp khác như tuyên truyền, giáo dục phải được làm đồng bộ. Cả nhà trường, gia đình và xã hội phải cùng làm. Người lớn phải có ý thức tuân thủ pháp luật, phải sống tốt để làm gương”.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng: Tăng nặng khung hình phạt chỉ là cách xử lý từ ngọn chứ chưa phải từ gốc. Điều quan trọng hơn cả là làm sao thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng và củng cố một hệ thống tư pháp nghiêm minh, được người dân tin tưởng.

Rất nhiều đại biểu khác cho rằng, có nhiều loại tội phạm mới gia tăng như lừa đảo, cướp có tỏ chức, giả cướp, hoạt động tín dụng “đen” thủ đoạn tinh vi hơn, khó khăn cho công tác đối phó, trấn áp. Theo các đại biểu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều, trong đó có tác động của nền kinh tế thị trường, sự thiếu quan tâm của gia đình trong việc kiểm soát, giáo dục con cái. Mà một trong những nguyên nhân là do đầu tư cho cơ sở của chúng ta chưa thỏa đáng. Mặt khác, vai trò của lực lượng công an chưa phát huy tối đa. Cần thấy rõ là vai trò của công an rất quan trọng, vì tội phạm bây giờ rất tinh vi, trình độ cao. Hầu hết các đối tượng phạm tội trên địa bàn công an đều biết, tại sao xử lý không được, phải nêu cao vai trò của công an lên hơn nữa. Đồng thời, phải có cơ chế bảo vệ người thực thi công lý, đừng để tình trạng công an phải sống chung với tội phạm vì sợ tội phạm trả đũa.

Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm cho biết: “Khó khăn về kinh tế tác động đến tình hình tội phạm rất phức tạp, trong đó cả tội phạm hình sự và tội phạm kinh tế. Tín dụng "đen" - một hoạt động cho vay trong nhân dân đã hình thành nhiều năm qua và xuất hiện do nhu cầu về phát triển kinh tế, nhu cầu xã hội, vay mượn trong dân diễn ra khá phổ biến. Khi các thị trường này tụt giảm dẫn đến hậu quả những đầu tư này bị thất bại. Lực lượng công an đang tiến hành thống kê số vụ việc và đưa ra một số giải pháp kiến nghị Chính phủ tập trung ngăn chặn tội phạm, xây dựng hành lang pháp lý, quy định của pháp luật chặt chẽ hiệu quả. Bởi theo quy định Luật Hình sự với những vay mượn dạng tín dụng "đen" lãi suất phải gấp 10 lần ngân hàng (khoảng 140% như hiện nay) thì mới phải xử lý hình sự”.

Thực tế cũng cho thấy, chính sách cho lực lượng công an hiện nay còn quá thấp. Sự phối hợp giữa các lực lượng công an và các lực lượng khác trong phòng chống tội phạm cũng chưa chặt chẽ. Một vị đại biểu Phật giáo nêu “sẵn sàng đưa chính sách pháp luật của Nhà nước vào các buổi thuyết giáo Phật pháp qua đó góp phần làm giảm tội phạm trong xã hội. Nhưng, một số đại biểu cho rằng để phòng chống tội phạm, cốt yếu phải bắt đầu từ nền tảng gia đình. Nhiều gia đình hiện nay khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường. Cần phải tăng cường đạo đức, văn hóa gia đình để phòng ngừa tội phạm, gắn kết gia đình - nhà trường - các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc giáo dục thanh thiếu niên. Nên tổ chức tập huấn cho các gia đình về kiến thức pháp luật, coi đó là tiêu chuẩn cần thiết đối với mỗi gia đình hiện nay.

Công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm được các đại biểu, cử tri ngành chức năng hết sức quan tâm. Đó là, cần huy động sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể nhân dân đưa công tác tuyên truyền có chiều sâu, tăng cường sức mạnh của hệ thống chính quyền địa phương. Lực lượng chức năng cần tấn công trực diện, mạnh mẽ vào các hình thức tội phạm mới, tội phạm công nghệ cao.

Bên cạnh đó, cần rà soát hệ thống pháp luật để tránh tình trạng lợi dụng sơ hở kẽ hỡ của pháp luật để phạm tội. Nhà nước phải tăng cường cả về nhân lực, phương tiện, thiết bị hiện đại cho lực lượng phòng chống tội phạm. Đồng thời, phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và trang bị phương tiện kỹ thuật cho hệ thống công an cấp cơ sở. Đặc biệt, cần có cơ chế pháp lý, biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ người làm công tác chống tội phạm.    

 Huy Văn

Các tin khác
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc và Cuba, ngày 25/10, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 66 đã tiến hành phiên họp toàn thể và bỏ phiếu thông qua Nghị quyết “Sự cần thiết chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ chống Cuba” (A/66/L4) với 186 phiếu ủng hộ, 2 phiếu chống (Mỹ và Israel) và 3 phiếu trắng (Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall và Palau).

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Philippines trên bình diện song phương cũng như tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

YBĐT - Ngày 25/10/2011, Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng các tỉnh Trung Du và Tây Bắc, đã tổ chức hội nghị giao lần thứ I tại tỉnh Yên Bái.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tại kỳ họp.

YBĐT - Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Tố cáo do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày sáng 25/10 tại hội trường đã nêu rõ về những nội dung còn ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề giải quyết tố cáo, quyền và nghĩa vụ người tố cáo, bảo vệ người tố cáo… để đại biểu QH tiếp tục thảo luận xây dựng luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục