Phải linh hoạt mức lương tối thiểu

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/11/2011 | 3:12:08 PM

YBĐT - Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Bộ luật Lao động (sửa đổi). Nhiều đại biểu tranh luận về các nội dung trong dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi), đặc biệt là quy định về tuổi nghỉ hưu, giờ làm thêm, chế độ thai sản...

Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hoà (Bắc Ninh) cho rằng nên trao cho chị em quyền lựa chọn linh hoạt được nghỉ chế độ thai sản từ 4 đến 6 tháng.
Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hoà (Bắc Ninh) cho rằng nên trao cho chị em quyền lựa chọn linh hoạt được nghỉ chế độ thai sản từ 4 đến 6 tháng.

Đa số đại biểu cho rằng, tăng giờ làm thêm là tăng sức ép cho người lao động, do đó không đồng tình tăng giờ làm thêm. Qui định làm thêm chỉ nên giữ nguyên quy định hiện tại là tối đa 200 giờ/năm.

 Nếu tăng lên 360 giờ/năm như dự luật thì người lao động sẽ chịu sức ép rất lớn, không còn thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, dễ dẫn đến gia tăng tai nạn lao động. Doanh nghiệp sẽ lợi dụng vào quy định này để tăng giờ, tăng ca, đỡ phải tuyển thêm công nhân. Một số đại biểu đề nghị ban soạn thảo phải làm rõ cơ sở khoa học của việc tăng thời gian làm thêm lên mức tối đa 360 giờ/năm.

Vấn đề qui định mức lương được nhiều đại biểu quan tâm và cho rằng, trong nền kinh tế thị trường, tiền lương, tiền công luôn luôn vận động. Người lao động mong muốn có thu nhập hợp lý. Người sử dụng lao động lại muốn có mức lợi nhuận cần thiết. Do đó, hài hòa tương đối về lợi ích là yêu cầu của cả hai bên.

Việc tăng lương tối thiểu lên hàng năm là tốt nhưng đề nghị cần thống nhất quan điểm, lương phải đủ ăn để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy, nên ban hành luật tiền lương tối thiểu linh hoạt không nhất thiết tăng mỗi năm một lần, nếu trượt giá bao nhiêu thì tiền lương phải bù theo tương đương.

Về chế độ thai sản, nhiều ý kiến của đại biểu nhất trí dự án luật chỉ nên quy định một phương án thời gian nghỉ đẻ là 6 tháng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nên có qui định mở thời gian nghỉ chế độ thai sản từ 4- 6 tháng giúp người lao động, người sử dụng lao động có thể lựa chọn hình thức phù hợp với từng công việc, điều kiện của lao động. Cùng với đó, ban soạn thảo nên nghiên cứu qui định chế độ nghỉ nuôi con của lao động là nam trong trường hợp nào đó phải nuôi con một mình.

Đối với qui định tuổi nghỉ hưu, có nhiều ý kiến phát biểu khác nhau, tuy nhiên hầu hết các đại biểu nhất trí tuổi nghỉ hưu của người lao động 60 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ như quy định hiện hành, ngoại trừ một số lao động đặc thù…

Cân nhắc vấn đề lao động nước ngoài tham gia tổ chức công đoàn

Chiều cùng ngày, QH đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011- 2015 và qui hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 với 86,6% đại biểu tán thành.

Tiếp đó, các đại biểu QH đã thảo luận về 8 vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Về địa vị pháp lý công đoàn, các đại biểu thống nhất việc định tại Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, khẳng định vị trí, chức năng, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn đã được qui định tại Điều 10 Hiến pháp 1992. Vấn đề thu kinh phí công đoàn 2% cần được qui định cụ thể trong dự Luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần giải trình rõ việc thu chi tài chính công đoàn.

Trao đổi bên lề phiên thảo luận đại biểu QH tỉnh Yên Bái Nguyễn Thị Bích Nhiệm cho biết:

Tôi tán thành qui định của dự thảo Luật về quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động nước ngoài ở Việt Nam. Qui định này phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với qui định của các quốc gia khác trên thế giới.

Tuy nhiên, vấn đề này tôi thấy còn mâu thuẫn. Bởi theo qui định tại Điều 1 của dự thảo thì Công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam…, không phải của người lao động nước ngoài. Trong khi đó, khoản 1, Điều 5 của dự thảo qui định một số yếu tố cần và đủ để lao động là người nước ngoài được tham gia tổ chức công đoàn Việt Nam. Do đó, đề nghị ban soạn thảo cần xem xét kỹ lưỡng vấn đề này.

Đại biểu Nhiệm cho biết thêm, Dự thảo qui định tổi thiểu phải từ 20 lao động trở lên mới đủ điều kiện để thành lập tổ chức công đoàn cơ sở là chưa phù hợp với thực tế hiện nay. Bởi theo tờ trình về Dự án luật, số doanh nghiệp có dưới 20 lao động chiếm tới 80% tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nếu qui định mức lao động tối thiếu như trên thì sẽ không có cơ sở pháp lý để thành lập tổ chức công đoàn và người lao động ở 80% doanh nghiệp này sẽ không có tổ chức công đoàn cơ sở. Vì vậy, Dự thảo luật cần phải nghiên cứu qui định số lao động cần và đủ để  bảo đảm các doanh nghiệp đều có thể thành lập tổ chức công đoàn cơ sở.

      Huy Văn (thực hiện)

 

Các tin khác
Đại biểu QH tỉnh Yên Bái Giàng A Chu phát biểu tại phiêm thảo luận.

YBĐT - Sáng 21/11, các đại biểu Quốc hội tiếp tục cho ý kiến thảo luận về Dự án Luật Giám định Tư pháp (GĐTP) tại hội trường.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Phó Thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga I.I.Shuvalov.

Ngày 21/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp ngài Igor I. Suvalov, Phó Thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga, đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật.

YBĐT - Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII, Đoàn đại biểu QH tỉnh Yên Bái đã tổng hợp đề nghị QH, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành T.Ư nghiên cứu xem xét những ý kiến kiến nghị của cử tri trong tỉnh.

Chủ tịch nước cùng nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước dự Lễ truy điệu và tiễn đưa đồng chí Võ Trần Chí về nơi an nghỉ cuối cùng.

Lễ truy điệu đồng chí Võ Trần Chí, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã được cử hành trọng thể theo nghi thức lễ tang cấp Nhà nước tại Hội trường Thành phố Hồ Chí Minh, vào lúc 5 giờ 30 phút ngày 20/11.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục