Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân trong giai đoạn mới
- Cập nhật: Thứ năm, 19/4/2012 | 10:33:03 AM
YBĐT - Những năm qua, hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái có nhiều đổi mới, chất lượng, hiệu quả được nâng lên rõ rệt.
Đồng chí Dương Văn Thống - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thăm Trường Tiểu học La Pán Tẩn, Mù Cang Chải.
|
Từ năm 2004 đến nay, HĐND (khóa XVI và 4 kỳ họp khóa XVII) đã ban hành trên 170 nghị quyết, trong đó có gần 80 nghị quyết chuyên đề; các nghị quyết đã cụ thể hóa kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, phù hợp với thực tiễn tại địa phương và có tính khả thi.
Hoạt động giám sát được tăng cường, chú trọng giám sát sâu theo chuyên đề, tập trung vào các vấn đề cử tri quan tâm, bức xúc; việc thực hiện các kết luận giám sát có chuyển biến tích cực.
Hoạt động tiếp xúc cử tri được mở rộng tới các đối tượng; hình thức tiếp xúc đa dạng, phong phú. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm hơn.
Những đổi mới trong hoạt động của HĐND đã góp phần làm nên những thành tựu quan trọng, khá toàn diện của tỉnh Yên Bái; duy trì tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. HĐND thực quyền hơn, vai trò, uy tín được nâng cao.
Tuy nhiên, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, chúng ta thấy rằng, hoạt động của HĐND vẫn còn tính hình thức, nhiều hạn chế, bất cập. Trong thời gian tới, đòi hỏi HĐND phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tập trung vào một số việc chủ yếu sau đây.
Một là, nâng cao hơn nữa chất lượng các kỳ họp. Thường trực, các ban và đại biểu HĐND phải quán triệt chủ trương, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của cấp ủy, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghiên cứu sâu tình hình thực tiễn địa phương.
Thường trực HĐND phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng cấp thống nhất, lựa chọn đúng vấn đề trình HĐND, UBND và các cơ quan chuyên môn phải chuẩn bị kỹ đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết; các nội dung trình HĐND phải rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, nguồn lực và biện pháp tổ chức thực hiện; các vấn đề liên quan trực tiếp đến nhân dân phải lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là các đối tượng dự kiến được thụ hưởng chính sách.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra của các ban HĐND, thẩm tra phải đảm bảo tính phản biện cao, không nể nang, né tránh. Trong các kỳ họp, phải phát huy dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm của đại biểu HĐND trong thảo luận, chất vấn, trả lời chất vấn; các quyết định được thông qua thực sự khoa học, phù hợp thực tiễn và đảm bảo khả thi.
Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát. Tăng cường giám sát sâu theo chuyên đề; xác định đúng nội dung giám sát, đối tượng giám sát, tập trung vào các vấn đề cử tri quan tâm, bức xúc và theo kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
Tổ chức đoàn giám sát, có sự tham gia của các chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực cần giám sát. Thực hiện thường xuyên việc giám sát có minh họa bằng hình ảnh để sử dụng khi báo cáo kết quả giám sát hoặc khi tiến hành chất vấn. Phối hợp, tham gia đầy đủ các cuộc giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tổ chức giám sát tại địa phương.
Trong thời gian tới cần tập trung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, các hoạt động khoáng sản, bảo vệ tài nguyên môi trường, công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tư pháp. Quan tâm chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan thực hiện nghiêm các kết luận sau giám sát.
Ba là, đổi mới việc tiếp xúc cử tri, tiếp công dân. Phải thực hiện nghiêm quy định về tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp; mở rộng xuống tiếp xúc cử tri ở thôn, bản, tổ dân phố; đại biểu HĐND tăng cường tiếp xúc cử tri ở cơ quan, đơn vị, nơi cư trú... phản ánh chính xác, đầy đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri với HĐND. Giải quyết và trả lời nghiêm túc, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Thiết lập cơ chế thông tin nhanh (như đường dây nóng) để đại biểu HĐND, cử tri phản ánh kịp thời những vấn đề bức xúc với Thường trực HĐND, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát. Đại biểu HĐND, nhất là Thường trực HĐND phải chỉ đạo, tổ chức tiếp công dân theo quy định; đối thoại giải quyết các đề nghị chính đáng của công dân, cũng thông qua đó tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vận động, thuyết phục tổ chức, cá nhân chấp hành đúng chính sách, pháp luật.
Bốn là, nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng hoạt động và bản lĩnh của Đại biểu HĐND. Đại biểu HĐND phải lấy việc tự học tập, nghiên cứu thường xuyên là chủ yếu; cùng với chuyên môn sâu, phải am hiểu nhiều lĩnh vực; có khả năng thu thập, xử lý tốt thông tin, khả năng phân tích chính sách, khả năng thuyết phục, tuyên truyền chủ trương, chính sách đã ban hành.
Năm là, nâng cao chất lượng công tác tham mưu tổng hợp, phục vụ hoạt động của HĐND. Đội ngũ cán bộ tham mưu phải có trình độ chuyên môn sâu, tri thức tổng hợp, kinh nghiệm và năng lực thực tế, phẩm chất đạo đức, phong cách tốt, tận tụy với công việc được giao.
DƯƠNG VĂN THỐNG - (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái)
Các tin khác
YBĐT - Kỳ họp thứ 4 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVII đã quyết định một số vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Báo Yên Bái xin giới thiệu tóm tắt nội dung 3 nghị quyết đã được thông qua tại kỳ họp này!
Chiều 18/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (nhiệm kỳ 2012-2015) trước khi lên đường nhận nhiệm vụ.
YBĐT - Ngày 18/4, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn về chế độ, chính sách với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam Pu Chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Đó là vấn đê được nêu trong cuộc giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái