Các cơ quan của Quốc hội trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới kỳ họp thứ 3

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/12/2012 | 3:28:37 PM

YBĐT - Trả lời các kiến nghị của cử tri Yên Bái về các vấn đề: đơn vị thi công nền đường tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai không đảm bảo kỹ thuật; chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; việc tăng hình phạt đối với một số loại tội phạm; xem xét, sửa đổi một số quy định cụ thể của Bộ luật Hình sự... các cơ quan của Quốc hội xin trả lời cụ thể như sau:

Ông Giàng A Chu (thứ 4, phải sang) - Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tiếp xúc cử tri xã Túc Đán (Trạm Tấu). (Ảnh: Quỳnh Nga)
Ông Giàng A Chu (thứ 4, phải sang) - Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tiếp xúc cử tri xã Túc Đán (Trạm Tấu). (Ảnh: Quỳnh Nga)

Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị:

1. Về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội: Quy định lại về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng vì hiện nay tình trạng phạm tội hành hung, giết người ở lứa tuổi chưa thành niên ngày càng tăng, diễn ra phức tạp, tinh vi nhằm ngăn chặn tình trạng này.

- Đề nghị tăng hình phạt đối với một số loại tội phạm;

- Đề nghị xem xét, sửa đổi một số quy định cụ thể của Bộ luật Hình sự.

Ngày 29/8/2012, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có Công văn số 808/UBTP13 trả lời như sau:

1. Về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội: Trong Bộ luật Hình sự đã quy định cụ thể về độ tuổi của người chưa thành niên phạm tội và hình phạt đối với từng loại tội phạm, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý đối với

người chưa thành niên phạm tội là nhân đạo, giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Bộ luật Hình sự quy định không áp dụng hình phạt chung thân, tử hình, hình phạt tiền, hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. Các quy định của Bộ luật Hình sự về trách nhiệm của người chưa thành niên có những bất cập, nhất là trong những năm gần đây, tình trạng người chưa thành niên phạm tội có chiều hướng gia tăng, đã gây ra nhiều vụ giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015.

Mục tiêu của Đề án nhằm đưa ra tổng thể các giải pháp để giảm thiểu tình trạng người chưa thành niên phạm tội. Trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý dự án Bộ luật Hình sự sửa đổi thời gian tới, ủy ban Tư pháp sẽ quan tâm nghiên cứu, xem xét đề xuất việc quy định về xử lý người chưa thành niên phạm tội cho phù hợp, nghiêm minh.

Trước mắt, thông qua giám sát, ủy ban Tư pháp sẽ lưu ý các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý nghiêm minh các đối tượng chưa thành niên phạm tội trong các trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng để đề cao tính giáo dục và phòng ngừa chung; kiến nghị, yêu cầu các cơ quan tư pháp ban hành các thông tư liên tịch hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật để xử lý nghiêm minh các trường hợp người chưa thành niên phạm tội.

2. Về việc tăng hình phạt đối với một số loại tội phạm:

- Đề nghị sửa đổi Điều 257 Bộ luật Hình sự theo hướng tăng nặng hình phạt đối với các hành vi chống người thi hành công vụ.

Bộ luật Hình sự 1999 có nhiều quy định để xử lý đối với các hành vi chống người thi hành công vụ: Điều 257 - Tội chống người thi hành công vụ, Điều 104 - Tội cố ý gây thương tích, Điều 207 - Tội đua xe trái phép và Điều 245 - Tội gây rối trật tự công cộng đều coi hành vi chống người thi hành công vụ là tình tiết tăng nặng với mức hình phạt cao nhất đến 07 năm tù.

Trong trường hợp phạm tội chống người thi hành công vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như gây thương tích cho người thi hành công vụ trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị xử lý về tội gây thương tích ở khoản 4 Điều 104 với hình phạt 20 năm tù hoặc tù chung thân; trường hợp giết người thi hành công vụ thì còn bị xử lý về tội giết người với hình phạt cao nhất là tử hình (khoản 1 Điều 93).

Trong nhiều năm gần đây, tình trạng chống người thi hành công vụ có hướng gia tăng diễn biến phức tạp, có những vụ rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, gây bất bình trong dư luận. Trong các báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, ủy ban Tư pháp đã có kiến nghị cụ thể với các các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, đưa ra truy tố, xét xử nghiêm khắc các vụ án chống người thi hành công vụ và đề xuất các giải pháp phòng ngừa.

 Thực tế vừa qua, đã có một số đối tượng bị kết án tử hình về hành vi giết người thi hành công vụ để răn đe phòng ngừa chung.

Trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), thời gian tới, ủy ban Tư pháp sẽ nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 157 và những điều luật liên quan để xử lý thật nghiêm khắc các hành vi chống người thi hành công vụ.

- Đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng hình phạt đối với các hành vi phạm tội đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng.

ủy ban Tư pháp nhận thấy Điều 206 và Điều 245 của Bộ luật Hình sự 1999 quy định về hành vi đua xe trái phép và hành vi gây rối trật tự công cộng còn chưa chặt chẽ, hình phạt còn nhẹ. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, ủy ban Tư pháp sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan soạn thảo dự án sửa đổi Bộ luật Hình sự để đề xuất mức hình phạt hợp lý để xử lý nghiêm khắc các loại tội phạm này.

- Về đề nghị sửa đổi bổ sung theo hướng tăng hình phạt đối với các hành vi rải đinh trên đường, gây mất an toàn cho các phương tiện giao thông, tạt axít vào người.

Bộ luật Hình sự 1999 không có quy định điều luật riêng để xử lý các hành vi trên mà được thu hút vào tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203) và tội cố ý gây thương tích (Điều 104). Hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi để xử lý hình sự đối với các hành vi này và thường áp dụng các quy định của các điều luật khác nhau để xử lý như Điều 93 - Tội giết người, Điều 104 - Tội cố ý gây thương tích. Để xử lý nghiêm khắc về hành vi nguy hiểm này, trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý dự án Bộ luật Hình sự, thời gian tới, ủy ban Tư pháp sẽ lưu ý ban soạn thảo vấn đề này.

3. Về xem xét, sửa đổi một số quy định cụ thể của Bộ luật Hình sự:

Đề nghị xem xét giám định lượng giá trị tài sản trộm cắp, đánh bạc xuống dưới 02 triệu đồng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội; cho vay nặng lãi (quy định hiện hành lãi suất cho vay phải gấp 10 lần lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước mới đủ yếu tố xử lý hình sự nên trên thực tế, có tình trạng “tín dụng đen” gây thiệt hại lớn cho người dân nhưng không xử lý hình sự do lãi suất chưa gấp 10 lần theo quy định); tội phạm có tổ chức về môi trường; sửa đổi bổ sung theo hướng tăng hình phạt đối với các hành vi chống phá Nhà nước; hành vi đánh bắt thủy hải sản bằng xung điện một cách quy mô, có tổ chức với các loại công cụ hiện đại; xử phạt đối với hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Sửa đổi Điều 233 Bộ luật Hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.

Ủy ban Tư pháp nhận thấy, các ý kiến, kiến nghị nêu trên của cử tri về những bất cập và hạn chế của một số quy định trên trong Bộ luật Hình sự chưa đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội và các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm môi trường là rất xác đáng.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, quá trình thực hiện chức năng giám sát, ủy ban Tư pháp sẽ lưu ý các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh các hành vi chống, phá Nhà nước, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; xâm phạm gia cư bất hợp pháp; đánh bắt thủy hải sản bằng xung điện một cách quy mô, có tổ chức với các loại công cụ hiện đại và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành các văn bản hướng dẫn để xử lý nghiêm đối với các loại tội phạm trên.

Đồng thời, trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), thời gian tới, ủy ban Tư pháp sẽ nghiên cứu đề xuất quy định rõ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các loại tội phạm trên, tạo cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm khắc các hành vi trên.

2. Đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thời điểm ra quyết định tạm giữ, việc không bắt người vào ban đêm; quy định cụ thể thời hạn Chủ tịch nước xét đơn đặc xá.

Ngày 29/8/2012, ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có Công văn số 808/UBTP13 trả lời như sau:

Các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, nhất là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 06/5/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” của Bộ Chính trị đã nêu rõ những yêu cầu và phương hướng đổi mới các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, thuận lợi trong việc áp dụng và tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận công lý.

Tại kỳ họp thứ 2 (tháng 11 năm 2011), Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, trong đó Bộ luật Tố tụng hình sự được đưa vào Chương trình chính thức. Trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý dự án Bộ luật nêu trên, ủy ban Tư pháp sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo sửa đổi Điều 80 để quy định chặt chẽ thời điểm ra quyết định tạm giữ và việc bắt người vào ban đêm trong trường hợp khẩn cấp và việc quy định thời hạn Chủ tịch nước xét đơn đặc xá. 

3. Đề nghị trong thời gian tới, Quốc hội cần tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát, nhất là giám sát các cơ quan Nhà nước trong việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đặc biệt đối với các vụ việc đã được chính quyền các cấp giải quyết nhưng người dân chưa đồng tình và gửi khiếu nại đến các cơ quan của Quốc hội.

Ngày 31/8/2012, Ban Dân nguyện của ủy ban Thường vụ Quốc hội có Công văn số 394/BDN trả lời như sau:

Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nội dung đã được quy định trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội; là nhiệm vụ của các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

Thực hiện quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và căn cứ vào chương trình công tác, các cơ quan của Quốc hội đã tiến hành hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thông qua các hình thức: xem xét báo cáo; tổ chức đoàn giám sát và lồng ghép hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vào các hoạt động giám sát chuyên đề. Năm 2012, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; ban hành Nghị quyết số 474/NQ-UBTVQH về việc giao cho Ban Dân nguyện tổ chức giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cụ thể gửi đến ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội. Trong thời gian qua, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội cũng đã tiến hành nhiều hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung, hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được các cơ quan của Quốc hội ngày càng quan tâm, một số ủy ban của Quốc hội đã có chương trình, kế hoạch giám sát cụ thể, chất lượng giám sát ngày càng được nâng lên... Tuy nhiên, việc giám sát các vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể đang còn là khâu yếu của các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, đòi hỏi các đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Năm 2012, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã thành lập đoàn Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị:

1. Đề nghị Quốc hội giám sát công trình thi công đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai vì theo phản ánh của cử tri thì các đơn vị thi công nền đường không đảm bảo kỹ thuật.

Ngày 15/10/2012, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có Công văn số 712/UBKT13 trả lời cụ thể như sau: giám sát về tình hình triển khai, thực hiện Dự án Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (tháng 8/2012). Trong quá trình giám sát, Đoàn giám sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã khảo sát thực tế trên toàn tuyến và tổ chức hội nghị để nghe đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC), lãnh đạo 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai) có Dự án đi qua báo cáo về tình hình triển khai Dự án.

Đoàn giám sát đã đánh giá tình hình triển khai thực hiện Dự án và đưa ra nhiều kiến nghị sau giám sát, trong đó có kiến nghị Bộ Giao thông - Vận tải phối hợp tích cực với các địa phương tăng cường công tác giám sát thi công, rà soát lại các nhà thầu, có hình thức xử lý thích hợp đối với các nhà thầu làm chậm tiến độ, không đáp ứng chất lượng theo yêu cầu.

2. Về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội: Quy định lại về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng vì hiện nay tình trạng phạm tội hành hung, giết người ở lứa tuổi chưa thành niên ngày càng tăng, diễn ra phức tạp, tinh vi nhằm ngăn chặn tình trạng này.

- Đề nghị tăng hình phạt đối với một số loại tội phạm;

- Đề nghị xem xét, sửa đổi một số quy định cụ thể của Bộ luật Hình sự.

Ngày 29/8/2012, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội dã có Công văn số 808/UBTP13 trả lời như sau:

1. Về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội: Trong Bộ luật Hình sự đã quy định cụ thể về độ tuổi của người chưa thành niên phạm tội và hình phạt đối với từng loại tội phạm, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội là nhân đạo, giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Bộ luật Hình sự quy định không áp dụng hình phạt chung thân, tử hình, hình phạt tiền, hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. Các quy định của Bộ luật Hình sự về trách nhiệm của người chưa thành niên có những bất cập, nhất là trong những năm gần đây, tình trạng người chưa thành niên phạm tội có chiều hướng gia tăng, đã gây ra nhiều vụ giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu của Đề án nhằm đưa ra tồng thể các giải pháp để giảm thiếu tình trạng người chưa thành niên phạm tội.

Trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý dự án Bộ luật Hình sự sửa đối thời gian tới, Ủy ban Tư pháp sẽ quan tâm nghiên cứu, xem xét đề xuất việc quy định về xử lý người chưa thành niên phạm tội cho phù hợp, nghiêm minh.
Trước mắt, thông qua giám sát, Ủy ban Tư pháp sẽ lưu ý các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý nghiêm minh các đối tượng chưa thành niên phạm tội trong các trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng để đề cao tính giáo dục và phòng ngừa chung; kiến nghị, yêu cầu các cơ quan tư pháp ban hành các thông tư liên tịch hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật để xử lý nghiêm minh các trường hợp người chưa thành niên phạm tội.

2. Về việc tăng hình phạt đối với một số loại tội phạm:

- Đề nghị sửa đổi Điều 257 Bộ luật Hình sự theo hưởng tăng nặng hình phạt đối với các hành vi chống người thỉ hành công vụ.

Bộ luật Hình sự 1999 có nhiều quy định để xử lý đối với các hành vi chống người thi hành công vụ: Điều 257 - Tội chống người thi hành công vụ, Điều 104 - Tội cố ý gây thương tích, Điều 207 - Tội đua xe trái phép và Điều 245 - Tội gây rối trật tự công cộng đều coi hành vi chống người thi hành công vụ là tình tiết tăng nặng với mức hình phạt cao nhất đến 07 năm tù.

Trong trường hợp phạm tội chống người thi hành công vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như gây thương tích cho người thi hành công vụ trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị xử lý về tội gây thương tích ở khoản 4 Điều 104 với hình phạt 20 năm tù hoặc tù chung thân; trường hợp giết người thi hành cồng vụ thì còn bị xử lý về tội giết người với hình phạt cao nhất là tử hình (khoản 1 Điều 93).

Trong nhiều năm gần đây, tình trạng chống người thi hành công vụ có hướng gia tăng diễn biến phức tạp, có những vụ rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, gây bất bình trong dư luận.

Trong các báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ vê công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, Ủy ban Tư pháp đã có kiến nghị cụ thể với các các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, đưa ra truy tố, xét xử nghiêm khắc các vụ án chống người thi hành công vụ và đề xuất các giải pháp phòng ngừa.

Thực tế vừa qua, đã có một số đối tượng bị kết án tử hình về hành vi giết người thi hành công vụ để răn đe phòng ngừa chung.

Trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) thời gian tới, Ủy ban Tư pháp sẽ nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 157 và những điều luật liên quan để xử lý thật nghiêm khắc các hành vi chống người thi hành công vụ.- Đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hưóng tăng hình phạt đối với các hành vi phạm tội đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng.

Ủy ban Tư pháp nhận thấy Điều 206 và Điều 245 của Bộ luật Hình sự 1999 quy định về hành vi đua xe trái phép và hành vi gây rối trật tự công cộng còn chưa chặt chẽ, hình phạt còn nhẹ. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Ủy ban Tư pháp sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan soạn thảo dự án sửa đổi Bộ luật Hình sự để đề xuất mức hình phạt hợp lý để xử lý nghiêm khắc các loại tội phạm này.

- Về đề nghị sửa đổi bổ sung theo hướng tăng hình phạt đối với các hành vi rải đinh trên đường, gây mất an toàn cho các phương tiện giao thông, tạt axít vào người.

Bộ luật Hình sự 1999 không có quy định điều luật riêng để xử lý các hành vi trên mà được thu hút vào tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203) và tội cố ý gây thương tích (Điều 104).

Hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi để xử lý hình sự đối với các hành vi này và thường áp dụng các quy định của các điều luật khác nhau để xử lý như Điều 93 - Tội giết người, Điều 104 - Tội cố ý gây thương tích.

Để xử lý nghiêm khắc về hành vi nguy hiểm này, trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý dự án Bộ luật Hình sự thời gian tới Ủy ban Tư pháp sẽ lưu ý ban soạn thảo vấn đề này.

3. Về xem xét, sửa đổi một số quy định cụ thể của Bộ luật Hình sự:
Đề nghị xem xét giám định lượng giá trị tài sản trộm cắp, đánh bạc xuống dưới 02 triệu đồng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội; cho vay nặng lãi (quy định hiện hành lãi suất cho vay phải gấp 10 lần lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước mới đủ yếu tố xử lý hình sự nên trên thực tế, có tình trạng “tín dụng đen” gây thiệt hại lớn cho người dân nhưng không xử lý hình sự do lãi suất chưa gấp 10 lần theo quy định); tội phạm có tổ chức về môi trường; sửa đổi bổ sung theo hướng tăng hình phạt đối với các hành vi chống phá Nhà nước; hành vi đánh bắt thủy hải sản bằng xung điện một cách quy mô, có tổ chức với các loại công cụ hiện đại; xử phạt đối với hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Sửa đổi Điều 233 Bộ luật Hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.

Cử tri thành phố Yên Bái nêu kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái khóa XIII. Ảnh: Huy Văn

Ủy ban Tư pháp nhận thấy, các ý kiến, kiến nghị nêu trên của cử tri về những bất cập và hạn chế của một số quy định trên trong Bộ luật Hình sự chưa đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội và các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm môi trường là rất xác đáng.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, quá trình thực hiện chức năng giám sát, Ủy ban Tư pháp sẽ lưu ý các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh các hành vi chống, phá Nhà nước, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; xâm phạm gia cư bất hợp pháp; đánh bắt thủy hải sản bằng xung điện một cách quy mô, có tổ chức với các loại công cụ hiện đại và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành các văn bản hướng dẫn để xử lý nghiêm đối với các loại tội phạm trên.

Đồng thời, trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) thời gian tới, Ủy ban Tư pháp sẽ nghiên cứu đề xuất quy định rõ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các loại tội phạm trên, tạo cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm khắc các hành vi trên.

3. Đề nghị Quốc hội sửa đối, bổ sung Khoản 3, Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thời điểm ra quyết định tạm giữ, việc không bắt người vào ban đêm; quy định cụ thể thời hạn Chủ tịch nước xét đơn đặc xá.
Ngày 29/8/2012, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có Công văn số 808/UBTP13 trả lời như sau:

Các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, nhất là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 06/5/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” của Bộ Chính trị đã nêu rõ những yêu cầu và phương hướng đổi mới các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, thuận lợi trong việc áp dụng và tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận công lý.

Tại kỳ họp thứ 2 (tháng 11 năm 2011), Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, trong đó Bộ luật Tố tụng hình sự được đưa vào Chương trình chính thức.

Trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý dự án Bộ luật nêu trên, Ủy ban Tư pháp sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo sửa đổi Điều 80 để quy định chặt chẽ thời điểm ra quyết định tạm giữ và việc bắt người vào ban đêm trong trường hợp khẩn cấp và việc quy định thời hạn Chủ tịch nước xét đơn đặc xá.

4. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu đổi mới hình thức, phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri theo hướng tăng thời gian và có quy định cụ thể về cách thức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội (tiếp xúc cử tri của từng đại biểu, theo nhóm đại biểu, theo chuyên đề, đại biểu xuống tận cơ sở trực tiếp gặp những người dân nơi có nhiều bức xúc...) để tiếp nhận được nhiều thông tin hơn phục vụ hoạt động của đại biểu và kịp thời chuyển kiến nghị đến các cơ quan chức năng; đặt đường dây nóng để cử tri tham gia ý kiến với đại biểu Quốc hội đồng thời giám sát chặt chẽ việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan Nhà nước.

Ngày 31/8/2012, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Công văn số 394/BDN trả lời như sau:

- Về đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri: Ngày 10/9/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri kèm theo Nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/UBTVQH11-ĐCTUBTWMTTQVN (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 06).

Thực hiện chủ trương đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án “Đổi mới công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội”. Đề án đã hoàn thành và được Đảng đoàn Quốc hội xem xét, phê duyệt tại Kết luận số 444/KL-ĐĐQH12 ngày 20/10/2010.

Ngày 9/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 477/NQ-UBTVQH về việc thành lập Ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 06. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Ban soạn thảo sửa đổi Nghị quyết 06 đã hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 10 vào ngày 20/8/2012.

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban soạn thảo đã chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, hiện đang gửi xin ý kiến lần cuối để trình Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký ban hành.

Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri, dự thảo Nghị quyết đã được sửa đổi bổ sung theo hướng nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động của đại biểu Quốc hội trong hoạt động tiếp xúc cử tri; quy định đoàn đại biểu tổ chức để từng đại biểu tiếp xúc cử tri, chỉ trong trường hợp cần thiết mới tổ chức để các đại biểu Quốc hội cùng tiếp xúc cử tri.

Ngoài việc tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội, Dự thảo Nghị quyết cũng đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn về việc đại biểu Quốc hội chủ động tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm, trong đó bổ sung quy định mới về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở địa bàn ngoài địa phương đại biểu Quốc hội ứng cử, trong từng loại hình tiếp xúc cử tri, Nghị quyết đã thể hiện cụ thể hơn về thành phần cử tri, nội dung tiếp xúc nhằm bảo đảm tính hiệu quả và sự chủ động của đại biểu Quốc hội trong các cuộc tiếp xúc cử tri; đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri, bảo đảm các điều kiện cần thiết để phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

- Về hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri: Kế thừa quy định tại Nghị quyết 06 và trên cơ sở thực tiễn thực hiện công tác này, điều 37 Dự thảo Nghị quyết quy định:

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở Trung ương; xem xét kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội về việc giải quyết kiến nghị của cử tri của địa phương; báo cáo Quốc hội kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trước phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội.

Ban Dân nguyện giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức và tiến hành các hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Trên cơ sở kết quả hoạt động giám sát, báo cáo kết quả giám sát của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chuẩn bị báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến các kỳ họp trước.

Căn cứ vào kết quả trả lời kiến nghị của cử tri, ý kiến, kiến nghị của cử tri, báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước, Ban Dân nguyện giúp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn những vấn đề đông đảo cử tri quan tâm kiến nghị nhiều lần nhưng việc giải quyết chưa được cử tri đồng tình tiếp tục kiến nghị để tiến hành giám sát.

2. Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội căn cứ vào kiến nghị và trả lời kiến nghị của cử tri, lựa chọn, tiến hành giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri thuộc lĩnh vực Hội đồng, ủy ban phụ trách và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tổng hợp báo cáo Quốc hội.

3. Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

4. Đại biểu Quốc hội theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của cử tri và tham gia các hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

5. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân có trách nhiệm giúp Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

6. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và gửi báo cáo về Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Như vậy, so với Nghị quyết 06 thì dự thảo Nghị quyết đã bổ sung quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, nhất là hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội. Đây là nội dung mới của Nghị quyết liên tịch về hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

- Về kiến nghị đặt đường dây nóng để cử tri tham gia ý kiến với đại biểu Quốc hội:

Đây là vấn đề rất cần được quan tâm, nghiên cứu giải quyết. Tuy nhiên, qua thảo luận tại các hội nghị, tổng hợp ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố thì thấy, việc đại biểu Quốc hội liên hệ với cử tri qua điện thoại, thư điện tử là do đại biểu Quốc hội tự thực hiện, bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện hoạt động của từng đại biểu. Vì vậy, không nên đưa nội dung này vào Nghị quyết về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

5. Đề nghị trong thời gian tới, Quốc hội cần tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát, nhất là giám sát các cơ quan Nhà nước trong việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đặc biệt đối với các vụ việc đã được chính quyền các cấp giải quyết nhưng người dân chưa đồng tình và gửi khiếu nại đến các cơ quan của Quốc hội.

Ngày 31/8/2012, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Công văn số 394/BDN trả lời như sau:

Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nội dung đã được quy định trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội; là nhiệm vụ của các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

Thực hiện quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và căn cứ vào chương trình công tác, các cơ quan của Quốc hội đã tiến hành hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thông qua các hình thức: xem xét báo cáo; tổ chức đoàn giám sát và lồng ghép hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vào các hoạt động giám sát chuyên đề.

Năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai và tại kỳ họp thứ tư tới đây, Quốc hội sẽ giám sát tối cao chuyên đề này; ban hành Nghị quyết số 474/NQ-UBTVQH về việc giao cho Ban Dân nguyện tổ chức giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cụ thể gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội.

Trong thời gian qua, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội cũng đã tiến hành nhiều hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung, hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được các cơ quan của Quốc hội ngày càng quan tâm, một số ủy ban của Quốc hội đã có chương trình, kế hoạch giám sát cụ thể, chất lượng giám sát ngày càng được nâng lên...

Tuy nhiên, việc giám sát các vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể đang còn là khâu yếu của các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, đòi hỏi các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.    

Các tin khác
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov.

Nhận lời mời của Phó Thủ tướng Chính phủ Ukraine Sergey Tigypko, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chuyến thăm làm việc tại Ukraine từ ngày 1-4/12.

(Ảnh: PetroTimes)

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phản đối việc tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 và kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu công dân Trung Quốc tôn trọng chủ quyền Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tàu Việt Nam, trong đó có các tàu khảo sát của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Cuộc hội đàm giữa hai đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam và Thái Lan

Sau khi đặt chân đến Bangkok, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có nhiều cuộc gặp lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ Thái Lan.

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục